07:11, 23/11/2015

Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết Dengue


Tiến sĩ Phùng Thanh Yên - Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng, chống muỗi đốt.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết Dengue


Tiến sĩ Phùng Thanh Yên - Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang cho biết, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng, chống muỗi đốt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có dịch lưu hành, ước tính mỗi năm có khoảng 50 - 100 triệu người mắc bệnh. Trong mùa dịch, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm là 40 - 50%, cũng có thể lên đến 80 - 90%. Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp SXH cần nhập viện, phần lớn là trẻ em, tỷ lệ tử vong vào khoảng 2,5%. Nếu không được tích cực điều trị, tỷ lệ tử vong vượt quá 20%.

 

Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện
Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện


Tại Việt Nam, bệnh SXH có mặt ở hầu hết các tỉnh thành. Tuy nhiên số ca bệnh thường gặp vào mùa mưa và phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Trước đây, dịch SXH có chu kỳ từ 3 đến 5 năm, nhưng về sau dịch xảy ra quanh năm không tuân theo chu kỳ nhất định. Ở khu vực miền Trung, bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm được xếp thứ tư sau các bệnh sốt rét, tiêu chảy và bệnh cúm. Tính đến ngày 15-11, toàn tỉnh đã ghi nhận tổng số 5.494 trường hợp mắc SXH Dengue. Có 170 trường hợp SXH Dengue nặng, trong đó 2 trường hợp tử vong. SXH Dengue tăng gấp hơn 5 lần so với số ca mắc cả năm 2014 (1.068 trường hợp).


Bệnh SXH có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục. Ở giai đoạn sốt có các biểu hiện như: sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam... Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt hoặc có các biểu hiện như thoát huyết tương do tăng tính thẩm thấu thành mạch, tràn dịch màng phổi... Giai đoạn hồi phục: người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn... Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.


Biện pháp phòng tránh


Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ, kiểm soát các nguồn truyền bệnh như: diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy... thông qua các biện pháp: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc các loài thủy sinh vào các dụng cụ chứa nước như: bể, chum, vại, giếng... để diệt lăng quăng/bọ gậy; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân tủ đựng chén bát, thay nước các bình cắm bông thường xuyên; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và chung quanh nhà như chai lọ... dọn vệ sinh môi trường thường xuyên, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến. Phòng, chống muỗi đốt, dùng bình xịt muỗi, hương diệt muỗi, kem xua muỗi...


Thành Tâm


 


 

Từ ngày 1-10 đến 15 giờ ngày 18-11, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang đã tiếp nhận hơn 101 ca bị SXH, các bệnh nhân được đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện tận tình chữa trị và đã hoàn toàn khỏi bệnh.


Hiện nay, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang được trang bị hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, tự động hóa và kết nối mạng tại chỗ nhằm thực hiện chính xác, nhanh chóng các xét nghiệm về huyết học, sinh hóa, miễn dịch, vi trùng, Anapath, sinh học phân tử...


Nếu bạn hoặc người thân của mình có dấu hiệu của bệnh SXH vui lòng liên hệ số Hotline 058 3.887.599  để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.