Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa khuyến cáo không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vaccine, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc xin này.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa khuyến cáo không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vaccine, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc xin này.
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus này có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, qua các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu, lây qua đường hô hấp do hít phải virus do người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... làm nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông, đầu mùa xuân và có thể gây dịch.
Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm, tránh tiếp xúc với người khác. Trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 - 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn.
Đồng thời, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00, tăng cường vệ sinh cá nhân; vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
K.T (Tổng hợp)