Quả chôm chôm rất dồi dào vitamin C, đồng, mangan, kali, calcium, sắt... Không những thế, loại trái cây này còn giàu protein, chất béo tốt, phốt pho...
Quả chôm chôm rất dồi dào vitamin C, đồng, mangan, kali, calcium, sắt... Không những thế, loại trái cây này còn giàu protein, chất béo tốt, phốt pho... Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm cũng là những vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Quả chôm chôm rất dồi dào vitamin C, đồng, mangan, kali, calcium, sắt... |
Tác dụng chữa bệnh của chôm chôm
Trị tiểu đường: Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.
Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.
Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.
Chôm chôm chín dùng để ăn tươi, phần cùi thịt cho vị ngon và cung cấp nhiều đường, vitamin C, muối khoáng cho cơ thể. Mỗi ngày ăn vài trái chôm chôm cũng cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C đáng kể. Phần cùi thịt không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng mà còn được dùng như một loại mỹ phẩm dưỡng da hữu hiệu: Tách lớp vỏ chôm chôm bên ngoài, lấy phần cùi thịt bên trong, bỏ hạt sau đó nghiền nát hoặc xay nhuyễn, đắp lên vùng mặt (sử dụng như một loại mặt nạ dưỡng da) cho làn da tươi tắn.
Theo Kienthucgiadinh