Nhân trần có tên khoa học Adenosma glutinosum, tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến hương, mao xạ hương... Nhân trần là loài cây nhỏ, mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng hoặc được trồng để làm thuốc, cây cao khoảng 30cm đến 1m, thân màu tím, có lông trắng mịn.
Nhân trần có tên khoa học Adenosma glutinosum, tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến hương, mao xạ hương... Nhân trần là loài cây nhỏ, mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng hoặc được trồng để làm thuốc, cây cao khoảng 30cm đến 1m, thân màu tím, có lông trắng mịn.
Theo Đông y, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp, bệnh về gan mật (mỗi ngày 8 - 16g, sắc uống).
Sau đây là một số tác dụng của nhân trần:
- Chữa viêm gan giai đoạn có di chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu: Mạch nha 500g, nhân trần 500g, quất bì 250g; tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
- Chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt: Nhân trần 300g, sinh đại hoàng 60g, trà 30g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín trong 10 - 15 phút, uống thay trà trong ngày.
- Chữa các bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp hoặc mạn tính: Nhân trần 30g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, pha thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
- Dùng để phòng, chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Tất cả cắt vụn, mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Chú ý, không nên uống nhân trần dài ngày; phụ nữ có thai không nên dùng.
T.L (Theo nongnghiep.vn)