Tình trạng nóng trong người được đông y gọi là nội nhiệt. Là hệ quả của một trạng chứng gọi là âm hư, âm hư sinh nội nhiệt. Trường hợp bị nóng trong người, tùy theo từng tạng phủ của cơ thể mà sử dụng một số loại thảo dược thích hợp.
Tình trạng nóng trong người được đông y gọi là nội nhiệt. Là hệ quả của một trạng chứng gọi là âm hư, âm hư sinh nội nhiệt. Trường hợp bị nóng trong người, tùy theo từng tạng phủ của cơ thể mà sử dụng một số loại thảo dược thích hợp.
Lá sen. |
Gan, mật nóng: Hoa cúc, kim ngân hoa, hạ khô thảo, sương sáo, bố tra diệp, cò ke, bung lai, nhân trần, rau má, a ti sô, dành dành, rau đắng, sương sâm,… đem sắc uống, riêng sương sâm thì vò nát, lấy chất nhầy.
Tim, ruột non nóng: Nhãn lồng, hoa sứ đỏ, lá tre, khổ qua, đậu xanh, nha đam, hoa thiên lý, hoa dâm bụt,… đem sắc uống; nha đam gọt vỏ, lấy lớp thịt trong, đun sôi, thêm đường để uống.
Người bị yếu dạ dày, ruột, phụ nữ có thai không nên dùng nha đam.
Lách, dạ dày nóng: Sắn dây, đậu ván trắng, mía và mía lau, củ mài, diếp cá,… sắc uống; mía và mía lau thì ép lấy nước hoặc nấu uống.
Phổi, ruột già nóng: La hán quả, cam thảo, mạch môn đông, thiên môn đông, rau sam, bạc hà,… đem sắc uống trừ rau sam (nấu canh).
Thận, bọng đái nóng: Mã đề, bí đao, đậu đen, bông súng, rau muống,… đem sắc uống; bí đao nấu canh, đậu đen nấu chè hoặc hầm ăn đều được.
Lưu ý: nếu không bị nóng trong người, không nên sử dụng các loại thảo mộc có tính hàn vì sẽ gây tác dụng phụ.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị