Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng; chủ trị ho do táo nhiệt, vàng da do rượu, viêm tiết niệu, ban sởi, đơn độc...
Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng; chủ trị ho do táo nhiệt, vàng da do rượu, viêm tiết niệu, ban sởi, đơn độc, ung thũng đinh sang; với liều dùng 20 - 40g sắc uống, hoặc giã vắt nước. Dùng ngoài giã đắp hoặc đốt lấy tro bó.
Theo Đông y, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu... |
Một số bài thuốc dân gian:
1.Trị tửu đản (vàng da do nghiện rượu): Rau dừa nước tươi 1 nắm, giã nát vắt nước cốt, hòa mật ong uống.
2.Trị lâm trọc (đái buốt, đái đục): Rau dừa tươi 40g, Đường kính 20g, thêm nước sắc, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần.
3.Trị rắn cắn, chó điên cắn: Rau dừa nước tươi 1-2 nắm, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước uống, đắp bã lên vết thương.
4.Trị thủy thũng (phù, ứ nước): Rau dừa nước, Thủy hồi hương, Thủy tạo giác, Cam thảo, Phục linh. Sắc uống. (Tứ Xuyên trung dược chí).
5.Trị cảm mạo phát sốt, ho do táo nhiệt: Rau dừa nước 20-40g, sắc uống
6.Trị ung sang (mụt nhọt), trật đả (chấn thương đánh, ngã): Rau dừa nước tươi giã nát đắp.
7.Trị trẻ em mụn nhọt có mủ, trứng cá: Rau dừa nước sắc uống, ngoài giã đắp rau dừa tươi.
8.Trị nhũ ung (viêm tuyến vú): Rau dừa nước tươi giã đắp.
9.Trị đau răng do phong hỏa: Rau dừa nước 80g, sắc uống.
10.Trị táo bón, miệng khát do thực nhiệt: Rau dừa tươi 80-160g giã vắt nước hòa mật ong chưng ấm uống.
11.Trị ban sởi đã phát mà vẫn sốt cao: Rau dừa nước 40-80g, giã vắt nước, chưng nước uống.
12.Trị mụn rộp, dời leo (zona): Rau dừa nước tươi giã vắt nước, hòa bột gạo nếp, bôi chỗ đau.
Theo caythuocquy.info