11:07, 30/07/2012

Ngút ngớt - Món ăn ưa thích của loài khỉ, vị thuốc của loài người

Theo các sách dược cổ: Lá ngút ngớt được dùng để nấu nước tắm, có tác dụng làm da săn, chắc; hoa vị chua giúp giải nhiệt, lợi tiểu; cơm của trái có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nguyên liệu nấu súp...

 

Lá ngút ngớt được dùng để nấu nước tắm, có tác dụng làm da săn...
Lá ngút ngớt được dùng để nấu nước tắm, có tác dụng làm da săn...

Theo các sách dược cổ: Lá ngút ngớt được dùng để nấu nước tắm, có tác dụng làm da săn, chắc; hoa vị chua giúp giải nhiệt, lợi tiểu; cơm của trái có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nguyên liệu nấu súp; bột tán từ hạt làm thuốc diệt nấm da; vỏ quả có vị chát nhẹ, bổ ngâm rượu hoặc hãm trà.

Nếu có dịp vào rừng Nam Cát Tiên khoảng giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch, bạn sẽ thấy cảnh khỉ tập trung ở các vạt rừng thưa thành nhiều đàn để đón mùa ngút ngớt.

Ngút ngớt còn có tên gọi là ngót nhớt, nhớt nhớt, tên khoa học Cordiamysa L, họ CORDIACEAE, phân bố tập trung ở vùng  Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ của nước ta. Ngút ngớt có hình dáng gần giống như cây ổi, cao trung bình từ 3 - 4m. Lá có vị lạt, mùi tanh, hình bầu dục, hơi nhọn ở đuôi, phiến lá dày, mịn nhẵn, xanh đậm, mặt trên màu trắng nhợt, mặt dưới khô ráp. Mùa hoa tháng 6, tháng 7; mùa quả từ tháng 9 -10. Hoa quả mọc tụ ở đầu cành thành chùm có từ 7 - 12 quả. Quả hình trứng cút, hơi nhọn ở đuôi quả. Khi non, quả có màu xanh bao bên ngoài nhân và cơm dày. Nếu cắt dọc nhân thấy khá rõ 3 thùy rỗng. Khi chín vỏ quả chuyển sang màu vàng bóng, cơm trong ruột có màu đục như cơm trái nhãn nhưng rất nhão, giống keo dán giấy.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nước ở vùng nhiệt đới để, trồng, khai thác các loài cây ngút nhớt để lấy nguyên liệu phục vụ cho ngành mỹ phẩm và chế biến nước giải khát.

Theo Caythuocquy