Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ), căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não ở trẻ nhỏ, làm thay đổi quá trình phát triển của một vùng cụ thể trong não và những khả năng liên quan đến vùng này...
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ), căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não ở trẻ nhỏ, làm thay đổi quá trình phát triển của một vùng cụ thể trong não và những khả năng liên quan đến vùng này.
Ông Jamie Hanson, thuộc Đại học Wisconsin - Madison nhấn mạnh: “Trước đây đã có nhiều nghiên cứu trên động vật chỉ ra mối liên hệ giữa sự căng thẳng nghiêm trọng và kéo dài với những thay đổi trong một vùng não được gọi là vỏ não trán trước. Và nay, các nhà khoa học đã tìm ra những mối liên hệ tương tự ở con người, đồng thời phát hiện rằng, căng thẳng càng nhiều thì càng liên quan đến các vấn đề về nhận thức”.
Theo nghiên cứu được đăng mới đây trên Tạp chí Khoa học thần kinh, những trẻ em chịu nhiều căng thẳng hơn và trải qua các tình huống căng thẳng kéo dài trong cuộc sống có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ làm việc không gian. Chúng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình làm các bài kiểm tra về trí nhớ ngắn hạn như tìm một dấu hiệu của một loạt chiếc hộp.
Việc chụp cắt lớp não cho thấy anterior cingulate, một vùng trong vỏ não trán trước được cho là đóng vai trò then chốt trong trí nhớ làm việc không gian chiếm ít không gian hơn ở những đứa trẻ đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng nghiêm trọng hơn.
Theo ông Hanson, những khác biệt này tuy nhỏ nhưng liên quan đến những khả năng nhận thức quan trọng. Các nhà nghiên cứu xác định những mức độ căng thẳng thông qua các cuộc phỏng vấn với trẻ nhỏ từ 9 đến 14 tuổi và cha mẹ các em.
T.T (Theo TTXVN)