Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát.
Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị. |
Quả mơ là một loại quả quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Quả mơ ngâm với đường là cách mà dân gian vẫn thường làm để tạo thành thứ nước uống có tác dụng giải khát.
Uống một ly nước mơ khi vừa đi nắng hoặc làm việc ngoài nắng, nóng nực, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, có tác dụng giải nhiệt, giải cảm nắng, cảm nóng. Làm việc trong môi trường nóng bức, ra nhiều mồ hôi, uống nước mơ có tác dụng chống mệt mỏi, sinh tân, chỉ khát, chống khô miệng, giảm mồ hôi, giảm mất muối qua mồ hôi và giảm được lượng nước uống. Khi nóng sốt lâu ngày, uống nước mơ vừa có tác dụng thanh nhiệt, lại chống được tình trạng môi khô, miệng háo do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nước từ quả mơ cũng dùng tốt trong các trường hợp đau bụng nóng, đau bụng do kiết lị.
Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc trừ ho, chống khô họng, giảm khản tiếng, mất tiếng. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 - 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.
Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chống khô họng. Có thể dùng riêng Ô mai để ngậm; hoặc Ô mai kết hợp với Mật ong và một số thảo dược khác để chế thành cao dùng uống hoặc ngậm.
Khi phân tích về công dụng của Ô mai, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim. Nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu bất cứ một vật gì làm chướng ngại. Tỳ là gốc sinh đờm. Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở Phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), tiêu đờm. Ô mai vì thế giữ vai trò cốt yếu trong nhiều bài thuốc chữa ho, nhất là ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày khiến phế âm hư, miệng họng khô, cổ họng ngứa, nóng rát, khản tiếng, mất tiếng…
Với những ứng dụng lâu đời như trên, ngày nay, Ô mai tiếp tục được sử dụng trong bào chế nhiều sản phẩm thuốc đông dược trị ho. Như thuốc ho Bảo Thanh (Công ty Dược phẩm Hoa Linh), được bào chế từ ô mai, mật ong và nhiều thảo dược quý trên nền tảng bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao, có công dụng bổ phế, trừ ho, tiêu đờm. Điều trị hiệu quả các chứng ho do dị ứng thời tiết, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, nhất là các trường hợp ho lâu ngày, ho mãn tính, ho tái đi tái lại khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, miệng họng khô, mất tiếng, khản tiếng…Ngoài dạng siro, nhãn hàng Bảo Thanh còn có thêm dạng viên ngậm, vừa có tác dụng bổ phế, trừ ho còn phát huy đồng thời tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng…
Theo SKDS