Theo Đông y, nhân đậu phụng có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính...
Theo Đông y, nhân đậu phụng có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính... Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ đậu phụng:
- Chữa đau họng, khản tiếng: 100g đậu phụng nhân cả vỏ lụa nấu với nước, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Ăn liên tục 10 - 15 ngày.
- Hen suyễn: Đậu phụng nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ. Dùng 1 tháng.
- Tăng huyết áp: Vỏ cứng đậu phụng, mỗi lần 100g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.
Chú ý: Tuyệt đối không ăn đậu phụng đã bị nấm mốc, vì khi đậu phụng mốc thường do một loại nấm có tên là aspergillus flavus có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.
Theo SK-ĐS