08:06, 07/06/2018

Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1000 thế giới

Ngày 6/6, Tổ chức xếp hạng QS (London) công bố kết quả xếp hạng top 1000 đại học xuất sắc nhất thế giới. 85/197 quốc gia được xướng tên, trong đó Việt Nam lần đầu tiên góp mặt với 2 đại diện: Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 6/6, Tổ chức xếp hạng QS (London) công bố kết quả xếp hạng top 1000 đại học xuất sắc nhất thế giới. 85/197 quốc gia được xướng tên, trong đó Việt Nam lần đầu tiên góp mặt với 2 đại diện: Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

Hai ĐH Quốc gia của Việt Nam lọt top 1000 ĐH thế giới, theo QS
Hai ĐH Quốc gia của Việt Nam lọt top 1000 ĐH thế giới, theo QS
Cụ thể: ĐHQG TpHCM thuộc nhóm 701-750 và ĐHQGHN thuộc nhóm 801-1000.
 
Năm 2018, Tổ chức QS đã xem xét dữ liệu của 4763 trường đại học từ 151 quốc gia. Sau vòng sơ loại còn 1233 trường được đối sánh tiếp. Kết quả cuối cùng 1000 trường đại học của 85 quốc gia đã được xướng tên.
 
Có 60 đại học lần đầu lọt top 1000 này, trong đó ĐHQG TpHCM thuộc nhóm 701-750 và ĐHQGHN thuộc nhóm 801-1000. Riêng hai tiêu chí về đánh giá của các nhà tuyển dụng và tỷ lệ giảng viên/sinh viên, ĐHQGHN nằm trong top 500.
 
Dữ liệu xếp hạng của QS dựa trên ý kiến khảo sát của 1,2 triệu các nhà khoa học và 200 nghìn các nhà tuyển dụng; số bài báo Scopus tính trong 5 năm (2011-2016) còn số trích dẫn tính cho giai đoạn 2012-2017.
 
Theo GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, so sánh với bảng xếp hạng QS khu vực Châu Á mà mấy năm gần đây một số cơ sở giáo dục đại học đã có mặt đến top 150, các tiêu chí xếp hạng thế giới nghiêng nhiều về trọng số nghiên cứu.
 
Ví dụ, tỷ trọng về tiêu chí đánh giá của các nhà khoa học đã tăng lên đến 40%. Thêm vào đó, QS thế giới không đánh giá theo số lượng bài báo mà tập trung đánh giá số lần trích dẫn của các bài báo trên tổng số giảng viên (20%).
 
Các tiêu chí quốc tế hoá chỉ tập trung vào số lượng giảng viên và sinh viên quốc tế trực tiếp tham gia giảng dạy và học để lấy bằng tại trường (10%).
 
GS Nguyễn Hữu Đức đánh giá, theo kết quả này thì chất lượng và uy tín đào tạo và nghiên cứu của hai ĐHQG của Việt Nam đã hội nhập vươn ra xa hơn ở tầm thế giới; đã được các nhà khoa học và tuyển dụng trên thế giới biết đến và thừa nhận nhiều hơn. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã được trích dẫn cao hơn và có tầm ảnh hưởng rộng hơn. Cụ thể, chỉ số trích dẫn trung bình của các bài báo của ĐHQGHN đã đạt được mức 4,5 lần/giảng viên.
 
Theo Tiền phong