Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 31 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-2-2022 và thay thế cho Thông tư số 49/2016.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 31 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-2-2022 và thay thế cho Thông tư số 49/2016.
Theo đó, một số điểm mới của Thông tư số 31 là quy định về việc người đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai số định danh cá nhân (Mẫu số 01), thay vì phải kê khai một số trường thông tin (quê quán; nơi ở hiện nay; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tạm thời người đề nghị cấp thẻ nhà báo vẫn phải kê khai thông tin về ngày sinh, dân tộc (để phục vụ việc in thẻ và xác định điều kiện của người được cấp thẻ là người dân tộc) do cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thành, chưa được chia sẻ. Thông tư cũng đã mẫu hóa toàn bộ các văn bản, bảo đảm thuận tiện, rõ ràng, minh bạch (gồm 7 biểu mẫu, bổ sung 4 biểu mẫu so với Thông tư số 49). Bên cạnh đó, thông tư quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị liên quan trong việc đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp đối với các tài liệu, giấy tờ và nội dung thông tin xác nhận trong hồ sơ theo phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó; bảo đảm các đối tượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có hoạt động báo chí đúng với nội dung kê khai trong hồ sơ. Thông tư cũng bổ sung quy định, làm rõ thành phần hồ sơ chứng minh người được đề nghị cấp thẻ có thời gian công tác liên tục 2 năm trở lên tại cơ quan báo chí gồm: Tài liệu thể hiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan báo chí, cơ quan công tác hoặc thể hiện việc thanh toán, chi trả tiền lương/tiền công/tiền thù lao/tiền nhuận bút theo tháng.
HỒNG ANH