04:08, 30/08/2021

Thống nhất mở rộng thêm lao động tự do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhận hỗ trợ

Ngày 30-8, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành về rà soát hỗ trợ cho đối tượng lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Cùng tham dự có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 30-8, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành về rà soát hỗ trợ cho đối tượng lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Cùng tham dự có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
 
 
 Quang cảnh tại cuộc họp
Quang cảnh tại cuộc họp

 

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện chi hơn 32,9 tỷ đồng cho 21.961 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng/người. Số đối tượng này cần phải chi bổ sung thêm 600.000 đồng/người để bằng mức 2,1 triệu đồng/người theo đúng quy định. Theo dự kiến, có khoảng 85.000 lao động tự do được hỗ trợ, với số tiền chi hơn 178,5 tỷ đồng. Qua rà soát ban đầu về mở rộng đối tượng lao động tự do, toàn tỉnh có 8 nhóm công việc với khoảng 46.000 người cần được hỗ trợ, nếu chi mức 2,1 triệu đồng/người thì tổng số tiền hơn 134,4 tỷ đồng; 66.000 người thuộc hộ nghèo và cận nghèo hưởng chính sách 500.000 đồng/người, với số tiền hơn 33 tỷ đồng.
 
 
Chi hỗ trợ cho lao động tự do tại TP.Nha Trang.
Chi hỗ trợ cho lao động tự do tại TP.Nha Trang.
 
 
Ông Nguyễn Tấn Tuân thống nhất chi bổ sung thêm 600.000 đồng/người cho những lao động tự do đã được hưởng mức 1,5 triệu đồng/người. Đồng thời, đồng ý mở rộng thêm đối tượng lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gồm: Người lao động làm thuê cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ; người lao động làm bảo mẫu, trông giữ trẻ và những công việc khác tại các nhóm trẻ gia đình và cơ sở giáo dục dân lập, tư thục (phải được cấp phép hoạt động). Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương làm việc với các địa phương rà soát lại số lượng lao động làm thợ hồ, phụ hồ, thợ nề, sơn nước; thợ nhôm - sắt - kính, thợ hàn, thợ điện - nước, thợ điện tử, thợ mộc, thợ làm đá, thợ sửa xe, sửa đồng hồ, thợ may đảm bảo 2 đối tượng này được nhận hỗ trợ là những người có hoàn cảnh thật sự khó khăn được hội đồng cấp xã xét duyệt và trình UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến tiếp theo về đối tượng này. Đồng thời, khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình HĐND tỉnh xem xét thông qua chính sách hỗ trợ 500.000 đồng/người cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo…
 

V.G