UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Đề án đặt mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của 90 hợp tác xã (HTX) hiện có; xác định ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh tại các địa phương để hướng dẫn thành lập mới 40 HTX, đảm bảo đến năm 2020 có 80 HTX hoạt động hiệu quả; cuối năm 2019 giải thể dứt điểm 16 HTX ngừng hoạt động trên 12 tháng. Năm 2020, hỗ trợ các HTX nông nghiệp có nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng; hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các HTX có vay vốn đầu tư máy cơ giới hóa nông nghiệp; hỗ trợ dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa HTX với doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp… Đề án xây dựng 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2019 - 2020 hơn 44,5 tỷ đồng.
Đến tháng 6-2019, trên địa bàn tỉnh có 106 HTX trong các lĩnh vực, có 16 HTX ngừng hoạt động trên 12 tháng, chủ yếu được thành lập từ những năm 1980. Doanh thu bình quân hàng năm của HTX đạt 121 tỷ đồng, lợi nhuận 4,7 tỷ đồng/năm và tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 15%/năm; tạo việc làm cho 770 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Về tình hình liên kết sản xuất, hình thức liên kết không chính thức khá phổ biến, còn liên kết chính thức (có hợp đồng) giữa nông dân và doanh nghiệp còn khiêm tốn, chủ yếu là các ngành hàng như: mía đường, lúa giống, cá ngừ đại dương và muối.
N.D