05:12, 06/12/2016

Công tác phòng, chống lụt bão: Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân, không ít bất cập đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10 và 11 mới đây, trong đó có Khánh Hòa.

Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân, không ít bất cập đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10 và 11 mới đây, trong đó có Khánh Hòa.


Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa, trong đợt mưa lũ vừa qua, hầu hết các xã vùng ven sông Cái Nha Trang bị ngập sâu, nhiều nơi ngập 1,5 - 2m. Khu vực 2 bên bờ sông Dinh Ninh Hòa cũng rơi vào cảnh tương tự. Tại 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, hầu như toàn bộ hệ thống cầu tràn đều ngập sâu 1 - 2m, chảy xiết, giao thông bị chia cắt, nhiều khu vực ở huyện Khánh Sơn bị cô lập do không có đủ hệ thống cầu treo dân sinh bố trí phía trên các đập tràn như ở Khánh Vĩnh. Đã có hơn 600 căn nhà bị ngập, 41 căn nhà bị sập, 27 nhà khác bị tốc mái, tụt vách, hư hỏng. Về nông nghiệp, khoảng 2.500ha lúa bị ngập úng; 190ha hoa màu bị hư hại; 7 chiếc tàu đánh cá của ngư dân bị cuốn trôi; khoảng 360ha đìa nuôi trồng thủy sản bị ngập. Chưa kể rất nhiều đoạn đường, cầu cống, công trình thủy lợi, bờ sông… bị sạt lở, cuốn trôi. Ước thiệt hại toàn tỉnh lên đến 226,5 tỷ đồng.

 

Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân, không ít bất cập đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10 và 11 mới đây, trong đó có Khánh Hòa
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân, không ít bất cập đã được nêu ra tại hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trong tháng 10 và 11 mới đây, trong đó có Khánh Hòa


Điều đáng nói, trong các đợt mưa lũ gần đây, Khánh Hòa không thuộc diện tâm điểm. Mưa lũ gây ngập úng ở Khánh Hòa chỉ kéo dài từ ngày 2 đến 5-11. Lượng mưa phổ biến từ 250 đến 350mm. Khi có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về các con sông rất lớn, nước sông dâng cao và rất nhanh, gây nhiều khó khăn cho hoạt động ứng phó. Chỉ trong vòng 24 giờ, nước sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa liên tục tăng từ báo động 2 vượt qua báo động 3. Cùng lúc đó, hoạt động xả nước điều tiết của các hồ chứa cũng làm cho tình trạng ngập úng trở nên nghiêm trọng hơn. Đơn cử như hồ Suối Dầu (huyện Cam Lâm), vào cuối giờ sáng 3-11, người dân khu vực hạ du được thông báo hồ sẽ xả lũ với mức xả 45m3/s. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều cùng ngày, mức xả đã tăng lên gần gấp đôi và tối cùng ngày mức xả đã là 106 m3/s. Khi nước sông Cái Nha Trang đã vượt qua báo động 3, hoạt động xả lũ từ hồ Suối Dầu lại diễn ra và tăng lên. Cùng lúc đó là thời điểm triều cường, nước như bị dồn ứ, chảy ra biển chậm hơn so với khi thủy triều xuống thấp. Cả 3 yếu tố trên đã khiến cho hầu hết diện tích của huyện Diên Khánh và TP. Nha Trang chìm trong biển nước. Theo ông Nguyễn Thái Như Trị - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa: “Trong quá trình rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, chúng tôi đã nêu ra những tồn tại cần khắc phục. Trong đó, hoạt động xả điều tiết nước của các hồ chứa chưa được tính toán kỹ, nhất là thời điểm xả lũ cũng đã được đúc rút kinh nghiệm”.


Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền đến người dân vùng bị ảnh hưởng chưa thực sự kịp thời và còn tồn tại nhiều bất cập. Đơn cử như sáng 3-11, người dân khu vực các xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương và Vĩnh Ngọc đều nhận được thông báo từ chính quyền với nội dung: “Hiện nay, một số hồ chứa nước đang tiến hành xả lũ. Nước có thể dâng cao gây ngập lụt. Đề nghị người dân cảnh giác, kê cao đồ đạc”. Tuy nhiên, theo cơ quan chuyên môn, do mưa đầu nguồn quá lớn, kéo dài, nước từ đầu nguồn đổ về qua sông Cái Nha Trang lớn mới là nguyên nhân chính gây ngập úng. Thông báo trên dễ gây hiểu nhầm cho người dân. Vì thế, mới đây, khi hồ Suối Dầu tiếp tục xả điều tiết, nhiều người dân ở khu vực hạ du bỗng nhốn nháo với câu hỏi “liệu có ngập lụt nữa không?”. Rõ ràng, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng giúp người dân chủ động ứng phó với mưa lũ.


Bên cạnh đó, một nguyên nhân khiến cho tổn thất sau mưa lũ thường lớn đó là do tư tưởng chủ quan, coi thường các cảnh báo thiên tai của người dân. “Nhiều người thậm chí còn đòi lội qua tràn mặc dù nước đang chảy xiết”, một cán bộ trực canh ở đập tràn tại huyện Khánh Vĩnh trong đợt mưa lũ vừa qua cho biết. Khánh Hòa là một trong số ít địa phương được thiên nhiên ưu ái khi ít phải đối mặt với bão lụt, có lẽ cũng vì thế nên không ít người dân còn chủ quan, thiếu các phương án phòng bị kỹ lưỡng.


Có thể thấy tình hình mưa lũ vừa qua không thể hoàn toàn đổ lỗi tại thời tiết, mà việc ứng phó, giảm thiểu thiệt hại chủ yếu dựa vào con người. Giá như bờ kè sông Cái đã được đồng bộ hơn; đề án thoát lũ được đầu tư sớm hơn; các hồ chứa tiến hành xả lũ một cách hợp lý, đúng thời điểm hơn… thì có lẽ những cơn mưa sẽ không gây ngập lụt nghiêm trọng như vậy, thiệt hại cũng sẽ không lớn như vậy.


H.Đ