02:10, 22/10/2014

Còn 114 cá thể thông lá dẹt và pơ mu

Đó là thông tin từ kết quả đề tài "Đánh giá phạm vi phân bố và thử nghiệm nhân giống đối với 2 loài thông lá dẹt và pơ mu", được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá vào ngày 21-10. Đề tài do ông Trần Giỏi, nguyên chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa làm chủ nhiệm.

Đó là thông tin từ kết quả đề tài “Đánh giá phạm vi phân bố và thử nghiệm nhân giống đối với 2 loài thông lá dẹt và pơ mu”, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá vào ngày 21-10. Đề tài do ông Trần Giỏi, nguyên chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa làm chủ nhiệm.


Nhóm thực hiện đề tài ghi nhận, thông lá dẹt còn 49 cá thể trên diện tích phân bố hơn 47ha và pơ mu còn 65 cá thể với diện tích phân bố hơn 107ha. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nhân giống thành công hơn 1.000 cây con sinh trưởng tốt tại vườn ươm bằng cách nhân giống hạt và giâm hom.

 

Pơ mu đường kính 3m ở Sơn Thái. Ảnh: Tư liệu
Pơ mu đường kính 3m ở Sơn Thái. Ảnh: Tư liệu


Theo kết quả đề tài, hai loài này đều có thể nhân giống hạt một cách dễ dàng với tỷ lệ hạt nảy mầm đối với thông lá dẹt 65,8% và pơ mu là 59,7%. Tuy nhiên, với phương pháp giâm hom, trong khi tỷ lệ hom pơ mu cho rễ khá cao (61,1 - 71,7%) thì tỷ lệ hom thông lá dẹt ra rễ rất thấp (1%). Nguồn giống ở Sơn Thái (Khánh Vĩnh) phù hợp nhất để nhân giống.


Thông lá dẹt và pơ mu là 2 loài quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nên Hội đồng Khoa học và Công nghệ đã thống nhất đề xuất của nhóm nghiên cứu, khoanh vùng bảo tồn, chuyển giao số cây con đã nhân giống, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn trong cộng đồng.


K.N