11:08, 18/08/2014

56 quốc gia và vùng lãnh thổ dự hội nghị về bảo tồn loài linh trưởng

Cũng như nhiều loài động vật hoang dã khác tại Việt Nam, linh trưởng đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn bất hợp pháp, buôn bán trái phép, sinh cảnh sống bị thu hẹp. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang đối mặt với những thách thức bảo tồn linh trưởng.

Cũng như nhiều loài động vật hoang dã khác tại Việt Nam, linh trưởng đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn bất hợp pháp, buôn bán trái phép, sinh cảnh sống bị thu hẹp. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang đối mặt với những thách thức bảo tồn linh trưởng.


Đó là một trong những nội dung chính của Hội nghị linh trưởng quốc tế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Hội linh trưởng quốc tế tổ chức vừa qua tại Hà Nội.


Với điều kiện về địa lý và khí hậu thuận lợi, Việt Nam là nơi cư trú bản địa của 26 loài và phân loài linh trưởng trong tổng số 612 loài và phân loài được Tổ chức Bảo tồn thiên quốc tế (IUCN) công nhận. Trong số đó, có 5 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam gồm: voọc mũi hếch, voọc mông trắng, voọc Cát Bà, Chà Vá chân xám và khỉ đuôi dài Côn Đảo.


Những nỗ lực bảo tồn chuyển vị các loài linh trưởng ở Việt Nam đạt được những kết quả đáng ghi nhận thông qua việc thành lập Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng tại Vườn quốc gia Cúc Phương vào năm 1993. Trung tâm này đã cứu hộ hơn 260 cá thể, cho sinh sản thành công 240 cá thể của 12 loài, thả trên 50 cá thể về sinh cảnh tự nhiên. Hiện tại, Trung tâm đang cứu hộ, chăm sóc trên 150 cá thể.


Xây dựng dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển


Thực hiện chủ trương phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng “Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2011 - 2015”.


Theo đó, tỉnh đề xuất quy hoạch 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) với tổng diện tích 681ha, trong đó, đất đã có rừng ngập mặn là 78ha và dự kiến diện tích trồng mới 600ha.


Các giải pháp kỹ thuật gồm trồng mới rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng, lấn biển bằng các loài cây: bần chua, bần trắng, đước đôi, đước xanh và mấm biển... Bên cạnh đó, trồng, chăm sóc rừng ngập mặn phân tán; tạo luồng lạch cho tàu thuyền lưu thông; đề xuất xây dựng 3 vườn ươm cây giống...


Trên cơ sở đó, xây dựng các chính sách nhằm thu hút người dân bảo vệ đồng thời huy động các nguồn vốn, kể cả viện trợ quốc tế để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.


K.T (Theo Website Tổng cục Lâm nghiệp)