07:07, 24/07/2013

Bỏ xử phạt xe không chính chủ, mũ bảo hiểm rởm

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Giao thông vận tải vẫn bảo lưu quan điểm không xử phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm rởm.

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Giao thông vận tải vẫn bảo lưu quan điểm không xử phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm rởm.

 

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa công bố Dự thảo mới nhất (lần 6) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt.

 

Điểm mới trong dự thảo lần này là Bộ GTVT không đưa vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (còn gọi là xe không chính chủ) và hành vi đội mũ bảo hiểm rởm với lí do không phù hợp với thực tế nên tính khả thi không cao.

 

Như vậy, Bộ GTVT vẫn quyết rút quy định này sau khi tiếp nhận đại đa số ý kiến không đồng tình của người dân trong khi Bộ Công an kiên quyết với ý kiến phải xử phạt.

 

Theo quy định, mức phạt đối với hành vi không chính chủ, xe máy từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng và ô tô từ 6-10 triệu đồng.

 

Bộ GTVT không đưa vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện và hành vi đội mũ bảo hiểm rởm với lí do không phù hợp với thực tế nên tính khả thi không cao.
Bộ GTVT không đưa vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện và hành vi đội mũ bảo hiểm rởm với lí do không phù hợp với thực tế nên tính khả thi không cao.

 

Thông tin mới này sẽ tiếp tục làm dấy lên một cuộc tranh luận nảy lửa về việc nên hay không xử phạt xe không chính chủ.



Riêng về mũ bảo hiểm rởm, việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm bị đánh giá là không đủ căn cứ pháp lí và không phù hợp nên đã bị loại bỏ trong dự thảo lần 6.

 

Tuy nhiên, các trường hợp không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì vẫn bị phạt theo quy định hiện hành.

 

Ngoài ra, dự thảo lần này cũng quy định phạt nặng đối với hành vi uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, phạt từ 7 - 8 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu và khí thở có nồng độ cồn trên 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá từ 0, 25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.

 

Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với cá nhân và từ 6 - 10 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải vi phạm một trong các hành vi sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định; không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

 

Theo VTV news