10:04, 03/04/2013

Thả lăng quăng muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết tại đảo Trí Nguyên

Ngày 3-4, tại đảo Trí Nguyên (Nha Trang), Ban Chủ nhiệm Dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia tại một phường của tỉnh Khánh Hòa” tiến hành thả lăng quăng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia (là muỗi ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) tại 840 hộ dân trên đảo.

Ngày 3-4, tại đảo Trí Nguyên (Nha Trang), Ban Chủ nhiệm Dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia tại một phường của tỉnh Khánh Hòa” tiến hành thả lăng quăng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia (là muỗi ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) tại 840 hộ dân trên đảo.

Đại diện Ban Chủ nhiệm Dự án thả lăng quăng mang vi khuẩn Wolbachia tại một hộ dân.
Đại diện Ban Chủ nhiệm Dự án thả lăng quăng mang vi khuẩn Wolbachia tại một hộ dân.


Tại mỗi hộ, các cộng tác viên của Dự án đã thả 20 con lăng quăng muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia. Sau đó, hàng tuần, vào ngày Thứ tư (liên tiếp trong 3 tháng), các cộng tác viên sẽ tiếp tục tiến hành thả lăng quăng và giám sát tại các hộ nói trên. Đây là hoạt động nối tiếp của Dự án đã được triển khai từ năm 2006 do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa thực hiện. Mục tiêu của Dự án là đánh giá khả năng thay thế quần thể của muỗi vằn Aedes aegypti mang khuẩn Wolbachia cho quần thể muỗi vằn tự nhiên (muỗi có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết  cao) trên đảo Trí Nguyên. Quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào muỗi tự nhiên sẽ gây ức chế sự nhân lên của virus Dengue - virus gây bệnh sốt xuất huyết, đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi tự nhiên.


Khánh Hòa là địa phương được chọn triển khai thí điểm đầu tiên tại Việt Nam.


T.L