10:07, 17/07/2012

Bộ Giáo dục sửa đáp án môn Lịch sử

 

Bộ GD - ĐT vừa có thông báo điều chỉnh đáp án môn Lịch sử khối C đại học. Đáp án điều chỉnh nằm trong câu số 4a (Phần riêng)...

 

 

Bộ GD - ĐT vừa có thông báo điều chỉnh đáp án môn Lịch sử khối C đại học. Đáp án điều chỉnh nằm trong câu số 4a (Phần riêng).

Câu hỏi 4a của đề thi ĐH môn Lịch Sử khối C có nội dung: "Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh".

So với đáp án Bộ GD - ĐT công bố sau khi kết thúc môn thi, đáp án sửa đổi có phần ngắn gọn hơn.

Nội dung đáp án câu 4a, đã sửa đổi:

Từ năm 1947 đến năm 1952:

- Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ ằng việc ký hai hiệp ước: Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (tháng 9-1951). (0,50 điểm)

- Theo các hiệp ước đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. (0,50 điểm)

Từ năm 1952 đến năm 1973:

- Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn. (0,50 điểm)

- Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc. (0,5 điểm)

Từ năm 1973 đến năm 1989:

- Với tiềm lực kinh tế tài chính ngày càng lớn mạnh, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện qua học thuyết Phucưđa (1977) . (0,50 điểm)

- Nội dung chủ yếu của học thuyết đó là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam tháng 9-1973. (0,50 điểm)

Trước đó, môn thi Lịch Sử khối C kỳ thi ĐH 2012 diễn ra ngày ngày 9/7. Sau khi Bộ GD - ĐT công bố đáp án chính thức môn thi này, một số giáo viên THPT và giảng viên ĐH dạy môn Lịch Sử đã cho rằng, đáp án của Bộ Giáo dục có sai sót ở câu 1, 2 và 4. Những sai sót này gây bất lợi về cả điểm số và tâm lý cho thí sinh. 

"Nếu Hội đồng chấm thi của các trường không kịp thời điều chỉnh và linh hoạt trong quá trình chấm, rất nhiều thí sinh sẽ mất từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm của bài làm", một giáo viên dạy Sử ý kiến.

Theo (ĐVO)