11:11, 30/11/2017

Trưng bày "Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo"

Ngày 29-11, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo". Dịp này, 300 hiện vật được phát hiện từ các di tích thuộc văn hóa Óc Eo được giới thiệu.
 

Ngày 29-11, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Báu vật Vương quốc cổ - Nghệ thuật kim hoàn và trang sức Óc Eo”. Dịp này, 300 hiện vật được phát hiện từ các di tích thuộc văn hóa Óc Eo được giới thiệu.
 
Đây là các cổ vật được phát hiện từ nhiều di tích thuộc văn hóa Óc Eo không chỉ riêng Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sưu tập mà còn có sự chung góp mẫu vật trưng bày đến từ các bảo tàng Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang.
 
Cổ vật trang sức Óc Eo khoảng 2.000 năm tuổi được phát hiện chủ yếu làm từ các chất liệu: vàng, đá quý, thủy tinh. Chuyên đề triển lãm lần này giới thiệu hai nhóm sản phẩm kim hoàn của cư dân Óc Eo. Nhóm 1 gồm sản phẩm kim hoàn dùng trong tín ngưỡng tôn giáo: Bệ linga –yoni, các biểu tượng ốc, rùa. Đặc biệt nhất là các lá vàng dát mỏng với kỹ thuật chạm, khắc chìm, thúc nổi thể hiện qua nhiều đề tài như linh thú, hoa sen.

 

 
Nhóm thứ hai đem triển lãm gồm sản phẩm kim hoàn các trang sức như nhẫn, hoa tai, mặt đeo, hạt chuỗi. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật chế tác trên những sản thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới như: Kỹ thuật tạo hình nhũ trên trang sức, cho thấy được óc thẩm mỹ và trình độ chế tác kim hoàn cao của cư dân văn hóa Óc Eo.
 
Ngoài ra, dịp này chuyên đề cũng giới thiệu đến người xem một số loại hình đặc biệt trong nền văn hóa xa xưa như: Nồi nấu kim loại, đá thử vàng, khuôn đúc dùng trong việc chế tác sản phẩm, hạt chuỗi với các chất liệu phong phú, con dấu trên trang sức. 
 
Triển lãm tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm - quận 1 - TP Hồ Chí Minh, kéo dài đến hết ngày 31-3-2018. 
 
Theo Hà Nội Mới