07:12, 19/12/2015

Thuật ngữ tem bưu chính

21. Tem giả (Forgery):


Tem bưu chính được làm giả trái phép. Thường có 2 dạng làm giả: Giả để lừa cơ quan bưu chính (counterfeit), giả để lừa người sưu tập (bogus).

21. Tem giả (Forgery):


Tem bưu chính được làm giả trái phép. Thường có 2 dạng làm giả: Giả để lừa cơ quan bưu chính (counterfeit), giả để lừa người sưu tập (bogus).


22. Tem không giá (No value indicated):


Loại tem không in giá tiền nhưng vẫn có chữ “Bưu chính” được dùng riêng trong phạm vi hẹp. Tem có giá trị gửi thư trọng lượng 20 gam, bằng đường bộ. Ở nước ta phần lớn tem quân đội, công an và thương binh là tem không giá. Loại tem này không còn nữa, kể từ ngày 23-6-1986, tem quân đội và công an in giá tiền 1đ (tem thương binh không phát hành nữa).


23. Tem không răng (Imperforated stamps):


Tem được phát hành không răng hoặc đường khía, chúng được cắt rời bằng dao, kéo...


24. Tem kỷ niệm (Commemorative stamp):


Tem kỷ niệm có nội dung gắn liền với một danh nhân, địa danh, một sự kiện chính trị, xã hội… phát hành nhân các ngày kỷ niệm của nội dung đó (xem ảnh).

 

 

Bộ tem kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (1765 - 1820) phát hành ngày 5-12-2015
Bộ tem kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (1765 - 1820) phát hành ngày 5-12-2015

 

25. Tem liên hoàn (Se-tenant):

Có 2 hoặc nhiều tem trong 1 bộ được thiết kế, màu sắc, giá mặt khác nhau, in liền nhau. Nội dung được sắp xếp theo trình tự và có quan hệ chặt chẽ với nhau (xem ảnh).

 

Bộ tem liên hoàn - Dế mèn phiêu lưu ký
Bộ tem liên hoàn - Dế mèn phiêu lưu ký


26. Tem lộn đầu (Head to tail - Tête bêche):


Hai mẫu tem (giống nhau hoặc khác nhau) được in liền nhau, trong đó có một mẫu nằm ở vị trí ngược chiều so với mẫu liền kề (theo chiều dọc hoặc ngang).


(Còn nữa)


PHẠM KHÁNH HỒNG