11:09, 09/09/2012

Thiếu vắng họa sĩ trẻ

Hiện nay, nói đến họa sĩ trẻ, nhiều người trong giới mỹ thuật không khỏi băn khoăn trước thực trạng vừa thiếu, vừa yếu của đội ngũ này. Điều này cũng khiến những người có trách nhiệm với tương lai mỹ thuật Khánh Hòa trăn trở.

Hiện nay, nói đến họa sĩ trẻ, nhiều người trong giới mỹ thuật không khỏi băn khoăn trước thực trạng vừa thiếu, vừa yếu của đội ngũ này. Điều này cũng khiến những người có trách nhiệm với tương lai mỹ thuật Khánh Hòa trăn trở.

Mỏng cả về số người và số tác phẩm

Họa sĩ trẻ, theo quan niệm của giới chuyên môn, là những người từ 35 tuổi trở xuống. Đây là độ tuổi trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Trong số hơn 40 hội viên chuyên ngành Mỹ thuật của tỉnh, hiện chỉ có 3 hội viên ở độ tuổi này là Lưu Thành Quả, Nguyễn Phương Việt và Trần Thị Bảo Trân.

So với thế hệ họa sĩ trưởng thành trong kháng chiến, sau chiến tranh, hoặc các họa sĩ từ 35 - 45 tuổi thì thành tích cá nhân của những họa sĩ trẻ cho hoạt động mỹ thuật còn hạn chế. Họ mới có những tác phẩm được công bố, tham gia các triển lãm trong tỉnh và khu vực, nhưng chưa có các giải thưởng giá trị của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh hoặc Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Thực trạng mỏng về số lượng, chưa cao về chất lượng tác phẩm của họa sĩ trẻ khiến nhiều người trong nghề không khỏi băn khoăn cho tương lai của nền mỹ thuật tỉnh. Họa sĩ Lê Trí từng day dứt: “Vẫn biết hoạt động sáng tạo nghệ thuật không giới hạn tuổi tác, nhưng thực tế họa sĩ trẻ hiện nay là điều đáng lo ngại cho sự phát triển của nền mỹ thuật Khánh Hòa tương lai. Khi thế hệ họa sĩ già không thể cầm cọ được nữa, không biết hoạt động mỹ thuật của tỉnh sẽ đi về đâu”.

Hiện nay, nói đến họa sĩ trẻ, nhiều người trong giới mỹ thuật không khỏi băn khoăn trước thực trạng vừa thiếu, vừa yếu của đội ngũ này. Điều này cũng khiến những người có trách nhiệm với tương lai mỹ thuật Khánh Hòa trăn trở.

Các họa sĩ trẻ mới dừng ở mức tham gia triển lãm.

Họa sĩ Trần Hà - Phó Chánh Văn phòng Hội VHNT tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh thì lý giải: “Khánh Hòa là một tỉnh nằm xa các trung tâm lớn của đất nước nên không có sức hút mạnh với các họa sĩ trẻ. Có một thực tế là các sinh viên được đào tạo từ những trường mỹ thuật chuyên nghiệp đều tìm cách ở lại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, ít người về hoạt động ở Khánh Hòa. Bên cạnh đó, nhiều họa sĩ trẻ hiện nay, do thiếu đam mê cộng với áp lực về kinh tế khiến họ chưa đầu tư nhiều cho sáng tác, dẫn tới các tác phẩm chưa có chất lượng cao”.
Thợ vẽ nhiều hơn họa sĩ
Để phát triển hoạt động mỹ thuật, Hội VHNT tỉnh luôn quan tâm đến việc phát triển hội viên. Nhà văn Hoàng Nhật Tuyên - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết: “Quan tâm đến lực lượng trẻ là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Hội. Thời gian qua, Hội đã có nhiều hoạt động khuyến khích, động viên các họa sĩ trẻ. Quỹ hỗ trợ sáng tác VHNT của Hội cũng dành một phần kinh phí hỗ trợ các tác giả trẻ sáng tác. Nhưng kết quả đạt được từ những hoạt động này chưa như kỳ vọng của Hội”. Được biết, Hội VHNT tỉnh đã tạo điều kiện để các họa sĩ có tác phẩm tham dự các triển lãm mỹ thuật hàng năm của tỉnh, khu vực, hoặc tham gia các cuộc thi. Nhưng hầu hết mới dừng ở mức độ phong trào.

Sự thiếu hụt họa sĩ trẻ cũng kéo theo việc kết nạp hội viên mới cho chuyên ngành mỹ thuật gặp khó. Từ năm 2009 đến nay, chỉ có 4 hội viên mới được kết nạp, nhưng họ đều có tuổi đời ngoài 35. Các hội viên mới này, sau khi được kết nạp, cũng không tham gia sinh hoạt Hội, không có tác phẩm công bố. “Từ khi được kết nạp đến nay, họ gần như vắng bóng. Có nhiều triển lãm của tỉnh, chúng tôi đã cố gắng liên hệ, đề nghị họ gửi tác phẩm triển lãm, nhưng không ai hưởng ứng. Hiện nay, tiêu chí kết nạp hội viên rất đơn giản nhưng vẫn không có người tham gia”, họa sĩ Trần Hà chia sẻ.

Sự thiếu mặn mà trong việc gia nhập Hội còn xuất phát từ thực tế “thợ vẽ” nhiều, họa sĩ ít. Hiện nay, những bạn trẻ theo học chuyên ngành mỹ thuật, sau khi ra trường, chủ yếu đi làm cho các công ty quảng cáo, các xưởng chép tranh, rất ít người sáng tác.

Theo dự đoán của những người am hiểu về mỹ thuật, 5 năm tới, thực trạng vừa thiếu, vừa yếu họa sĩ trẻ và ít hội viên mới vẫn khó được cải thiện.

NHÂN TÂM