Bộ phim: "Cánh đồng bất tận" đã thổi vào không khí phim nhựa Việt Nam một sức sống mới, đó là những hình ảnh đẹp, góc quay đẹp. Nhưng có một cảm giác rất rõ nét, bộ phim còn "nhiều sạn" nên chưa thực sự đem đến cảm xúc… bất tận trọn vẹn cho người xem...
Dustin Nguyễn và Hải Yến trong phim |
Hải Yến chưa thuyết phục…
Giọng nói của Hải Yến trong một bộ phim về miền sông nước phần nào lạc lõng, chất giọng miền Bắc duy nhất trong phim, ngang và khiến cho những cảm xúc mà Hải Yến diễn, đều phần nào thất bại. Bởi nghe chất giọng có phần trải đời của một cô gái điếm nhưng thiếu truyền cảm cho người xem làm cho Sương vừa thô kệch, vừa trơ trẽn, với một hình tượng ấy, làm sao Sương thực hiện được sứ mệnh là lấy được nước mắt của người xem??? Cũng chính vì thế cách Sương tỏ ra yêu thương hai đứa trẻ, Nương (Lan Ngọc đóng), Điền (Thanh Hoà đóng) trở nên hời hợt đến khó chịu. Những từ “cưng” mà cô gọi bọn trẻ càng “tố” một sự phô diễn không cần thiết, đẩy một vai diễn được kỳ vọng vào hai chữ: Thất bại.
Những trường đoạn cần lấy “nước mắt” của khán giả nhất thì cô gái điếm tên Sương lại khiến người xem trần trụi cảm xúc, bởi gương mặt cô chỉ cho khán giả thấy, cô đang “diễn” trước ống kính chứ không sống trong đời sống nhân vật mà mình đang hóa thân vào.
Khi biết diễn viên Hải Yến sẽ thủ vai cô gái điếm tên Sương, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết, ban đầu anh cũng hơi lo vì nét “đặc trưng” trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là chất Nam Bộ. Nhưng lý giải về điều này, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cho biết, việc chọn lựa Hải Yến để bộ phim mang tính phổ biến, để bất cứ ai xem xong phim cũng thấy điều ấy hiện hữu trong miền quê của mình. Cũng lý giải về điều này, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho rằng, với cách nhìn nhận này, việc đưa Hải Yến vào phim sẽ làm cho câu chuyện trong phim trở nên tươi mới.
Giọng nói của Hải Yến trong một bộ phim về miền sông nước phần nào lạc lõng, chất giọng miền Bắc duy nhất trong phim, ngang và khiến cho những cảm xúc mà Hải Yến diễn, đều phần nào thất bại. Bởi nghe chất giọng có phần trải đời của một cô gái điếm nhưng thiếu truyền cảm cho người xem làm cho Sương vừa thô kệch, vừa trơ trẽn, với một hình tượng ấy, làm sao Sương thực hiện được sứ mệnh là lấy được nước mắt của người xem??? Cũng chính vì thế cách Sương tỏ ra yêu thương hai đứa trẻ, Nương (Lan Ngọc đóng), Điền (Thanh Hoà đóng) trở nên hời hợt đến khó chịu. Những từ “cưng” mà cô gọi bọn trẻ càng “tố” một sự phô diễn không cần thiết, đẩy một vai diễn được kỳ vọng vào hai chữ: Thất bại.
Những trường đoạn cần lấy “nước mắt” của khán giả nhất thì cô gái điếm tên Sương lại khiến người xem trần trụi cảm xúc, bởi gương mặt cô chỉ cho khán giả thấy, cô đang “diễn” trước ống kính chứ không sống trong đời sống nhân vật mà mình đang hóa thân vào.
Khi biết diễn viên Hải Yến sẽ thủ vai cô gái điếm tên Sương, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết, ban đầu anh cũng hơi lo vì nét “đặc trưng” trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là chất Nam Bộ. Nhưng lý giải về điều này, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cho biết, việc chọn lựa Hải Yến để bộ phim mang tính phổ biến, để bất cứ ai xem xong phim cũng thấy điều ấy hiện hữu trong miền quê của mình. Cũng lý giải về điều này, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho rằng, với cách nhìn nhận này, việc đưa Hải Yến vào phim sẽ làm cho câu chuyện trong phim trở nên tươi mới.
Nhưng Hải Yến, một diễn viên gạo cội có thực sự làm hài lòng người xem với vai diễn của mình? Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho rằng trong tất cả những cảnh quay có sự góp mặt của diễn viên Hải Yến, thì chỉ có một chi tiết khiến anh rơm rớm nước mắt xúc động là cô gái điếm Sương (Hải Yến đóng, PV) sau một đêm “hoan lạc” với niềm khấp khởi có một tổ ấm gia đình bên người đàn ông và hai đứa trẻ, thì ngay sáng hôm sau, cô đã được ông Võ ném vào mặt sấp tiền lẻ để “trả công” cho cô tối qua. Trong mắt ông Võ, cô vẫn chỉ là một thứ hàng hoá, không hơn, không kém!
Khán giả dành cho Ninh Dương Lan Ngọc một sự ưu ái hơn cả bởi lối diễn chân thực, mộc mạc đầy thuyết phục. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng nói: “Lan Ngọc đã sống với nhân vật trong từng cảnh một. Tôi mong được làm việc với Lan Ngọc vào một ngày gần đây”.
Bạo lực, hãm hiếp, cảnh nóng…
Nhân vật được khoác lên một lớp vỏ xù xì, gai góc, bạo lực chính là ông Võ, nhưng đây không phải là bản chất bẩm sinh của ông, bởi trước khi bị vợ phản bội đi theo người đàn ông khác, ông Võ là một người chồng, người cha rất mực thương yêu vợ con. Dưới ống kính của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, ông Võ là một người xấu, nhưng đạo diễn cũng không lý giải giúp người xem, nếu thực sự ông Võ là người xấu như thế thì tại sao Nương và Điền khi kể cho Sương nghe về bố, vẫn lại 1 lý do vì mẹ bỏ đi để tìm được sự thông cảm ở nơi Sương? Hơn thế nữa, tại sao Nương và Điền vẫn lầm lũi theo cha trên cánh đồng chăn vịt trong khi hai đứa trẻ không còn thơ ấu nữa?
Cách diễn của Dustin Nguyễn chỉ lột tả được sự thù đời, cục cằn của một kẻ bị cắm sừng, chính vì thế những chi tiết đáng giá và nhân văn trong phim trở nên chưa “đắt”. Như việc Điền bỏ đi đâu không rõ, lẽ ra chi tiết này cũng cần có một sự can thiệp mang tính sáng tạo của đạo diễn để làm sao cho ông Võ có một chút day dứt lương tâm, sự day dứt của tình phụ tử để đến cao trào, trước nỗi đau con gái bị giày vò, hãm hiếp ngay trước mặt mình, nỗi đau ấy được đẩy lên tận cùng, thành một bi kịch. Nhưng đạo diễn vẫn để cho ông Võ bình chân như vại và đến khi Nương bị hãm hiếp, ông Võ la hét và giằng xé, nếu chỉ diễn ở mức độ nông như vậy, liệu có cần đến Dustin Nguyễn?
Cảnh Điền đánh nhau với mấy gã đàn ông vì tội “bắt nạt” chị Sương và dùng súng cao su bắn chảy máu mũi, máu mồm kẻ dám bắt nạt chị Sương để lý giải tình yêu và khát vọng che chở phụ nữ của Điền, một đứa trẻ trai thiếu vắng tình yêu của mẹ. Nhưng chi tiết mà đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình “bịa” ra từ chi tiết thật của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là biến những kẻ cường hào ác bá thành bọn lưu manh, khiến câu chuyện trở nên sống sượng. Chao ôi, xem phim, thấy cướp bóc dễ dàng, đánh nhau cũng dễ dàng, một mình Điền đánh ba bốn người bằng súng cao su ở cự ly gần. Liệu Điền có phải cái máy không mà giương súng cao su bắn nhanh đến thế? Có cường điệu quá không khi cảnh cướp bóc, cưỡng hiếp giữa ban ngày như vậy mà không hề có sự can thiệp của luật pháp? Một câu hỏi đặt ra là phải chăng đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đang đưa “Cánh đồng bất tận” đến một xứ sở… bất tận???
Một bộ phim nhựa quá nhiều lời thoại. Những người xem thiếu kinh nghiệm sẽ mơ hồ không biết đâu là nhân vật chính khi “đất diễn” được đạo diễn dành hết cho Sương. Mọi đau khổ của nhân vật Sương không thể “diễn” được nên đạo diễn cho Sương nói tuốt: Mẹ cưng ác một, cha cưng ác mười… lúc Sương ra đi, thiết nghĩ chả cần phải nói như thế. Ví dụ, chỉ cần cho Sương nhìn đăm đắm vào ông Võ, một ánh nhìn đầy tuyệt vọng, nước mắt, chỉ cần cho Sương ôm chầm Nương và để Nương cảm nhận là được rồi...
Có rất nhiều hoài nghi đặt ra: Liệu cảnh nóng trong “Cánh đồng bất tận” có câu khách? Điều này có thể được trả lời dễ dàng rằng mọi cảnh nóng trong phim đều có yếu tố câu khách. Riêng yếu tố “cảnh nóng” vừa mang tính điện ảnh, vừa mang tính thị trường này, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã làm tốt sứ mệnh của mình. Chính điều đó đã làm “đòn bẩy” cho chi tiết kế tiếp, ông Võ ném xấp tiền lẻ vào mặt Sương vào sáng hôm sau ngay bữa ăn đạm bạc. Có thể nói đây là chi tiết đắt giá, thành công và lấy nhiều nước mắt của người xem, không chỉ với đạo diễn Vũ Ngọc Đãng…
Theo Tintuconline