Cùng với 82 Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc là di sản thứ 3 của TP Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010.
Lễ hội đền Gióng được tổ chức hàng năm. |
Cùng với 82 Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc là di sản thứ 3 của TP Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010. Đây là món quà vô giá để chúng ta tri ân tổ tiên, các thế hệ tiền nhân trong năm Đại lễ kỷ niệmThăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và BanChỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, UBND TP Hà Nội đã phối hợp với Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam xây dựng bộ hồ sơ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc để đệ trình UNESCO xem xét đưa di sản văn hóa phi vật thể này vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ VHTT&DL) và Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được giao là cơ quan xây dựng hồ sơ.
Tại phiên họp ngày 16-11-2010, Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO đã công nhận 46 di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó có Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam.
Được sự công nhận của UNESCO, trước hết là bởi bản thân Hội Gióng là một lễ hội được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, coi như một phần bản sắc của họ, chứa đựng những sáng tạo mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình,về một nền hòa bình cho đất nước...
Theo KT&ĐT