Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức chung kết Liên hoan “Tiếng hát đồng quê” lần thứ 3 năm 2010 sau thời gian triển khai tại các huyện.
Hội Nông dân (HND) tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức chung kết Liên hoan (LH) “Tiếng hát đồng quê” lần thứ 3 năm 2010 sau thời gian triển khai tại các huyện. Tham gia LH có 120 diễn viên thuộc 8 đoàn đại diện cho HND các huyện, thị, thành hội trong tỉnh. LH đã cống hiến nhiều tiết mục hay cho khán giả. Tuy nhiên, điều người xem dễ nhận thấy là nhiều chương trình dàn dựng còn đơn điệu và chưa đồng đều.
° Đầu tư tốt, đoạt giải cao
Một tiết mục tại chung kết Liên hoan "Tiếng hát đồng quê" |
Đoàn Vạn Ninh cũng đem đến LH những tiết mục hấp dẫn, hầu hết các tiết mục đều có múa minh họa, làm phong phú thêm chương trình. Kim Hiếu, linh hồn của đoàn đã biểu diễn bài hát quen thuộc nhưng sâu lắng lòng người - “Về quê” (Phó Đức Phương). Tiết mục hát múa “Hò đầm Nha Phu” lại đem đến cho khán giả khí thế “hò khoan” rộn ràng cùng nhau khai thác thủy sản làm giàu cho quê hương. Nhiều đơn vị khác cũng có nhiều tiết mục hay, phong phú như: Đoàn Cam Lâm với tốp ca “Dấu chân phía trước” (Phạm Minh Tuấn); “Hát về Khánh Sơn” (đoàn Khánh Sơn); múa “Bức họa đồng quê” (đoàn Diên Khánh)… LH lần này cũng đánh dấu bước trưởng thành của các tiết mục tự sáng tác. Số lượng các tiết mục tự sáng tác tham dự LH khá nhiều với nhiều làn điệu dân ca, vọng cổ… như: song ca cổ “Mùa dưa hấu” (Vạn Ninh); “Hát về Khánh Sơn” (Khánh Sơn); “Vững mãi một niềm tin”, “Hát mừng Cam Ranh đổi mới,” (Cam Ranh)…
° Vẫn còn nhiều “sạn”…
LH “Tiếng hát đồng quê” là hội diễn văn nghệ chuyên đề về nông dân - nông thôn nhưng nhiều đội dự thi đã khiến khán giả thất vọng. Sau chương trình của đội Nha Trang, đội Ninh Hòa đã không gây được chú ý bởi cấu trúc chương trình buồn tẻ, người dẫn chương trình lạc điệu. Đội Diên Khánh tuy có “khuấy động” hơn nhưng hình như bị “lạc đề”. Hát về đồng quê nhưng đội Diên Khánh lại biểu diễn hành khúc về lực lượng vũ trang, làm cho chủ đề đồng quê bị lấn lướt. Hầu hết các đơn vị dự thi chưa xây dựng cho mình chủ đề chính (trừ Nha Trang và Cam Ranh) nên chương trình biểu diễn bị dàn trải, không tập trung, không toát lên được màu sắc của LH “Tiếng hát đồng quê”. Một số tiết mục dàn dựng nóng vội, diễn viên còn “lỗi” khi biểu diễn. Về khâu chấm điểm, Ban Giám khảo đã thể hiện sự công tâm, phản ánh đúng thực chất sự đầu tư của các đội. Tuy nhiên, Ban tổ chức cũng cần rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức: khai mạc không đúng giờ do các đoàn đến muộn; thiếu đầu tư cho người dẫn chương trình chính; âm thanh không đạt khiến người nghe không thể thưởng thức được trọn vẹn chương trình; việc trao giải vội vàng và thiếu trang trọng…
LH “Tiếng hát đồng quê” là hội diễn chuyên ngành, vài năm mới tiến hành một lần, hơn nữa lại tham gia cấp khu vực và quốc gia, vì vậy, Ban tổ chức cần rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng trong những LH tới.
Q.V