11:01, 04/01/2020

Trung Đông nóng lên: Mỹ tăng cường an ninh, các nước kêu gọi kiềm chế

Sau khi Iran tuyên bố "có đòn trả thù khốc liệt", Mỹ đang nỗ lực tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế căng thẳng.

Sau khi Iran tuyên bố “có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang nỗ lực tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế căng thẳng.
 
Iran hôm qua (4/1) tuyên bố sẽ có “đòn trả thù khốc liệt đang đợi Mỹ” ở phía trước, sau vụ không kích của Mỹ tại Baghdad làm Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran Thiếu tướng Qassem Soleimani thiệt mạng. Trước khả năng bị tấn công, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ chuẩn bị đưa ra mọi hành động cần thiết nếu Iran đe dọa người dân Mỹ. Các nước cũng đưa ra phản ứng, với lời kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
 
 
Sau khi Iran tuyên bố “có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang nỗ lực tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế căng thẳng. Ảnh: Reuters
 
 
Thị trưởng thành phố New York - Bill de Blasio cho biết, hiện chưa phát hiện thấy mối đe dọa đối với an ninh vào lúc này, nhưng các cơ quan chức năng của thành phố đang chuẩn bị phương án đối phó với những nguy cơ xảy ra tấn công.
 

 

Sau khi Iran tuyên bố “có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang nỗ lực tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế căng thẳng.
Sau khi Iran tuyên bố “có đòn trả thù khốc liệt”, Mỹ đang nỗ lực tăng cường an ninh trong khi các nước khác kêu gọi 2 bên kiềm chế căng thẳng.
 
 
Theo Thị trưởng Bill de Blasio, các lực lượng an ninh sẽ gia tăng hiện diện tại hệ thống tàu điện ngầm và các địa điểm du lịch. Ngoài New York, nhiều thành phố khác của Mỹ cũng triển khai các biện pháp tăng cường an ninh. 
 
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn: “Chúng tôi là một quốc gia yêu hòa bình và chính quyền Mỹ khẳng định cam kết thiết lập hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh, không tìm cách thay đổi chế độ. Tuy nhiên là một Tổng thống, tôi sẽ không do dự để đảm bảo sự an toàn của người dân Mỹ”.
 
 
Vụ việc mới nhất có thể làm thổi bùng căng thẳng mới trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran vốn đã có nhiều sóng gió thời gian qua. Một số ý kiến cho rằng, cái chết của Thiếu tướng Soleimani cũng có khả năng làm gia tăng các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào người Mỹ tại Iraq, cũng như các nơi khác trên thế giới. Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad hôm 3/1 hối thúc công dân Mỹ rời Iraq ngay lập tức. Mỹ đang triển khai bổ sung tới Trung Đông gần 3.000 binh sĩ từ Sư đoàn không vận 82 như một biện pháp đề phòng.
 
 
Trong bối cảnh nguy cơ căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang, các nước kêu gọi các bên giảm căng thẳng. Bahrain hôm qua cho rằng tình hình rất đáng lo ngại, kêu gọi các bên hạ nhiệt. 
 
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh  Sảng cũng nhấn mạnh: “Trung Quốc luôn phản đối việc sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế. Chúng tôi cho rằng tất cả các bên nên tôn trọng các nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, các tiêu chuẩn cơ bản của các mối quan hệ quốc tế. Chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq cần được tôn trọng. Hòa bình và ổn định tại Trung Đông cần được duy trì”.
 
 
Các quan chức Pháp cũng bày tỏ lo ngại các bước leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran hiện nay. Với khẳng định ưu tiên của Pháp đó là sự ổn định tại Trung Đông, Ngoại trưởng và Tổng thống Pháp đang có các cuộc tiếp xúc với các đối tác trong khu vực để đảm bảo tình hình không vượt quá tầm kiểm soát. Theo quan chức Pháp, một cuộc xung đột nổ ra sẽ gây hậu quả lớn đối với hòa bình, tác động đến hoạt động chống khủng bố cũng như vấn đề kiểm soát hạt nhân khu vực. 
 
 
Người phát ngôn chính phủ Đức Ulrike Demmer cũng ủng hộ giải pháp ngoại giao để giải quyết xung đột: “Chúng tôi lo ngại trước tình hình leo thang hiện nay. Bây giờ là thời điểm quan trọng để giảm căng thẳng. Xung đột khu vực chỉ có thể được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao và Đức đang có cuộc tiếp xúc chặt chẽ với các đồng minh”.
 
 
Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu Josep Borrel cũng cảnh báo, rằng vòng xoáy bạo lực đang diễn ra ở Iraq cần phải được ngăn chặn trước khi "vượt khỏi tầm kiểm soát". EU kêu gọi tất cả các bên liên quan và những đối tác có tầm ảnh hưởng cùng hành động để hạn chế tối đa căng thẳng và thể hiện trách nhiệm trong thời điểm quan trọng này. 
 
 
Trước đó, nhiều nước cũng đã lên tiếng chỉ trích vụ không kích của Mỹ, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq và đẩy khu vực Trung Đông vào tình thế nguy hiểm./.