Trung Quốc đã đóng cửa hơn 1.300 doanh nghiệp chế biến, sản xuất kim loại nặng kể từ năm 2016 trong kế hoạch dài hạn nhằm ngăn chặn ô nhiễm đất.
Trung Quốc đã đóng cửa hơn 1.300 doanh nghiệp chế biến, sản xuất kim loại nặng kể từ năm 2016 trong kế hoạch dài hạn nhằm ngăn chặn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm đất là một trong những thách thức môi trường lớn nhất và gây tốn kém nhất trong kế hoạch phát triển của Trung Quốc. Cuộc khảo sát năm 2014 cho thấy, khoảng 16% diện tích lãnh thổ (tương đương lãnh thổ của Mông Cổ) bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau do phân bón và thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nhựa và các hóa chất khác.
Bộ Môi trường Trung Quốc tin tưởng có thể đáp ứng mục tiêu cải tạo 90% diện tích đất canh tác bị ô nhiễm trở nên an toàn cho nông nghiệp vào cuối năm 2020. Chi phí cho việc làm này ước tính khoảng 130 USD/1m2.
Theo một khảo sát của chính phủ năm 2015, các kim loại nặng đã làm ô nhiễm ít nhất 10 triệu ha đất nông nghiệp, làm giảm 10 tỷ kg sản lượng ngũ cốc mỗi năm. Năm 2016 Trung Quốc đã công bố kế hoạch, trong đó đặt mục tiêu có thể kiểm soát tình trạng ô nhiễm đất vào năm 2020 và bắt đầu giảm mức độ ô nhiễm vào năm 2030.
Theo VOV