Theo đó, đối với một số trường hợp bản án đã quá lâu, hết thời hiệu thi hành bản án, các cơ quan có thẩm quyền không còn lưu giữ thông tin về án tích của đương sự thì để bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tạo điều kiện cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng...
Hỏi: Trong trường hợp vụ án mà Tòa án nhân dân đã xét xử quá lâu (trên 20 năm) không còn lưu trữ hồ sơ nên không thể cung cấp cho Sở Tư pháp. Vậy Sở Tư pháp có thể thực hiện xóa án tích cho đương sự hay không?
(Trần Văn Hùng- Cam Lâm)
Trả lời: Theo văn bản của Bộ Tư pháp: vấn đề này được hướng dẫn như sau: để bảo đảm thực hiện những quy định có liên quan đến công tác lý lịch tư pháp tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018 và tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn công tác Lý lịch tư pháp trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn tại Công văn số 558/TTLLTPQG-HCTH ngày 26-12-2018 về việc hướng dẫn nghiệp vụ lý lịch tư pháp.
Theo đó, đối với một số trường hợp bản án đã quá lâu, hết thời hiệu thi hành bản án, các cơ quan có thẩm quyền không còn lưu giữ thông tin về án tích của đương sự thì để bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tạo điều kiện cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, Sở Tư pháp xem xét xóa án tích cho người bị kết án nếu người đó không có hành vi phạm tội mới theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Luật sư Nguyễn Hồng Hà