. Hỏi: Trường hợp phát hiện cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng các chất phụ gia không có nguồn gốc xuất xứ hay quá thời hạn sử dụng thì sẽ bị xử lý đến mức nào?
Phạm Anh Đông
(Cam Lộc, Cam Ranh)
. Hỏi: Trường hợp phát hiện cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng các chất phụ gia không có nguồn gốc xuất xứ hay quá thời hạn sử dụng thì sẽ bị xử lý đến mức nào?
Phạm Anh Đông
(Cam Lộc, Cam Ranh)
. Trả lời: Theo Luật An toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các trường hợp bạn nêu sẽ được xử lý như sau:
Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt sẽ là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho trường hợp không đúng đối tượng thực phẩm hoặc vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.
Với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Mức phạt cao hơn nhiều được áp dụng trong trường hợp phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bị cấm sử dụng; ngoài danh mục được phép sử dụng; có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép. Ngoài ra cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Luật cũng quy định trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thiện Hùng