11:07, 15/07/2015

Vay tiền không trả có phải lừa đảo?

Hỏi: Một người bạn vay của tôi 2 tỷ đồng để làm ăn, nhưng thực chất là để ăn tiêu cá nhân. Bây giờ người này không có tiền trả và bỏ trốn. Xin hỏi hành vi này là lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? 
 
(Hoàng Trọng Thức, Cam Lâm)

Hỏi: Một người bạn vay của tôi 2 tỷ đồng để làm ăn, nhưng thực chất là để ăn tiêu cá nhân. Bây giờ người này không có tiền trả và bỏ trốn. Xin hỏi hành vi này là lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? 
 
(Hoàng Trọng Thức, Cam Lâm)
 
 
Trả lời: Theo điều 139 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác Còn điều 140 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối xuất hiện sau khi nhận được tiền của người khác một cách hợp pháp. Như vậy, trong trường hợp này, việc người vay tiền không trả có thể ở trong 3 trường hợp. Thứ nhất, đây chỉ là quan hệ dân sự thông thường. Bên vay không trả tiền đúng hạn thì sẽ bị tòa án buộc trả tiền. Thứ hai, đây là hành vi lừa đảo vì đã có thủ đoạn gian dối ngay từ đầu nhằm chiếm đoạt tiền của người khác. Thứ ba, đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì khi đi vay thì hợp pháp nhưng quá trình sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Việc xem xét hành vi của người vay thuộc trường hợp nào cần phải được phân tích một cách khách quan về các dấu hiệu tội phạm. Qua thư hỏi của ông thì chưa đủ cơ sở để kết luận vì phải làm rõ người vay có thủ đoạn gian dối không. Tuy nhiên lưu ý rằng, một dấu hiệu đặc trưng trong tội lừa đảo là người phạm tội bỏ trốn khi đến hạn trả tiền.
 
Ông nên tố giác hành vi này đến cơ quan tiến hành tố tụng kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan để được giải quyết theo quy định. Cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi trách nhiệm của mình sẽ kiểm tra, xác minh và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự hay không. 
 
Luật gia MINH HƯƠNG