Hỏi: Cha mẹ tôi có 4 người con và tạo lập được một số tài sản, nhà , đất đai tại TP. Cam Ranh. Năm 1999, cha tôi qua đời vì tai nạn giao thông. Căn nhà và tài sản thì mẹ tôi và chú út vẫn sử dụng. Cuối năm 2014, mẹ tôi có ý cho chú út toàn bộ đất đai. 3 anh em chúng tôi thấy chưa ổn vì trong khối nhà đất này có phần thừa kế của cha tôi. Nhưng chú út nói toàn bộ đất đai là của mẹ vì từ khi cha mất các anh em tôi không khởi kiện ra Tòa nên hết thời hiệu. Xin hỏi có đúng là hết thời hiệu khởi kiện thì tài sản thừa kế thuộc về người quản lý?
(Một bạn đọc giấu tên, Cam Ranh)
Hỏi: Cha mẹ tôi có 4 người con và tạo lập được một số tài sản, nhà , đất đai tại TP. Cam Ranh. Năm 1999, cha tôi qua đời vì tai nạn giao thông. Căn nhà và tài sản thì mẹ tôi và chú út vẫn sử dụng. Cuối năm 2014, mẹ tôi có ý cho chú út toàn bộ đất đai. 3 anh em chúng tôi thấy chưa ổn vì trong khối nhà đất này có phần thừa kế của cha tôi. Nhưng chú út nói toàn bộ đất đai là của mẹ vì từ khi cha mất các anh em tôi không khởi kiện ra Tòa nên hết thời hiệu. Xin hỏi có đúng là hết thời hiệu khởi kiện thì tài sản thừa kế thuộc về người quản lý?
(Một bạn đọc giấu tên, Cam Ranh)
Trả lời: Theo Quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005, vào thời điểm cha bạn mất không có di chúc thì phát sinh quan hệ thừa kế, những người được thừa kế phần di sản của ông là mẹ và các anh em của bạn. Tuy nhiên, cho đến nay nếu bạn và các đồng thừa kế khác không khởi kiện thì mất quyền yêu cầu tòa án giải quyết vì đã hết thời hiệu 10 năm được quy định tại điều 645 Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Trong trường hợp bạn hỏi, đúng là khi cha bạn mất thì bạn và các đồng thừa kế có phần ở trong khối tài sản mà cha bạn để lại. Tuy nhiên, do đã hết thời hiệu nên đến nay Tòa án sẽ không giải quyết nếu bạn có yêu cầu chia di sản thừa kế. Phần di sản cha bạn để lại sẽ vẫn thuộc quyền quản lý của mẹ bạn nhưng pháp luật cũng không có quy định nào thừa nhận quyền sở hữu phần di sản đó cho bà. Vì vậy, về nguyên tắc, mẹ bạn vẫn không có quyền định đoạt toàn bộ khối tài sản chung mà chỉ được quyền định đoạt 1/2 khối tài sản đó mà thôi.
Vấn đề di sản thừa kế thuộc về ai khi hết thời hiệu mà các đồng thừa kế không có tranh chấp hoặc di sản đó sẽ được xác lập quyền sở hữu như thế nào thì pháp luật hiện hành chưa quy định rõ. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét sửa đổi về quy định thời hiệu, trong đó có quy định rõ cách giải quyết về di sản thừa kế khi hết thời hiệu mà các đồng thừa kế không có tranh chấp.
Luật gia Minh Hương