09:12, 09/12/2014

Phân chia tài sản sau khi ly hôn

- Hỏi: Tòa án đã giải quyết vợ chồng tôi ly hôn được mấy năm, mỗi người nuôi một con, còn nhà ở thì chồng tôi vẫn sử dụng để thuận tiện buôn bán. Gần đây, anh ấy đưa người phụ nữ khác về ở tại nhà, ảnh hưởng đến việc học hành của con tôi. Mặt khác, tôi cũng rất bực vì nhà của tôi nay lại có người đàn bà khác vô ở. Trước sự việc đó tôi phải giải quyết thế nào?


                                                                                                                    Lê Bích Hà (Nha Trang)

- Hỏi: Tòa án đã giải quyết vợ chồng tôi ly hôn được mấy năm, mỗi người nuôi một con, còn nhà ở thì chồng tôi vẫn sử dụng để thuận tiện buôn bán. Gần đây, anh ấy đưa người phụ nữ khác về ở tại nhà, ảnh hưởng đến việc học hành của con tôi. Mặt khác, tôi cũng rất bực vì nhà của tôi nay lại có người đàn bà khác vô ở. Trước sự việc đó tôi phải giải quyết thế nào?


                                                                                                                         Lê Bích Hà (Nha Trang)


- Trả lời: Khi khởi kiện vụ án yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, vợ chồng chị thỏa thuận về việc nuôi con và đã được Tòa án công nhận, còn tài sản chung do không có yêu cầu nên Tòa án không giải quyết. Căn nhà là tài sản chung của vợ chồng đã được giao cho người chồng quản lý, sử dụng nên anh ấy có thể cho người khác vô ở nếu việc đó không vi phạm quy định về quản lý cư trú. Nếu nay chị thấy cần phải giải quyết cho rạch ròi về tài sản nhà đất thì chị cần gặp anh ấy để thỏa thuận việc chia, nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì phải làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung.


Tòa án giải quyết chia tài sản chung vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản đó. Trong thời kỳ hôn nhân thì lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Tài sản chung được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.   


Việc nuôi con đã thực hiện theo quyết định của Tòa án. Nếu chị thấy người chồng cũ không làm tròn nghĩa vụ của người cha trong việc nuôi dạy con, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của con thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án có thể quyết định điều này khi xét thấy người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con.


Luật sư Nguyễn Thiện Hùng