12:02, 24/02/2014

Đánh giá, xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh để viết trên hóa đơn xuất khẩu và kê khai trên tờ khai. Vậy cuối năm tài chính, doanh nghiệp đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái áp dụng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng hay tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố?

 

- Hỏi: Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh để viết trên hóa đơn xuất khẩu và kê khai trên tờ khai. Vậy cuối năm tài chính, doanh nghiệp đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái áp dụng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng hay tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố?


Đại diện một công ty ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa


- Trả lời: Trường hợp công ty có hoạt động xuất khẩu được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì thực hiện việc ghi hóa đơn xuất khẩu như sau: Tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt; đồng thời, người bán ghi tỷ giá ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15-5-2013 của Bộ Tài chính.


Đến cuối kỳ kế toán, công ty thực hiện đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra “đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Thông tư 179/2009/TT-BTC ngày 24-10-2012 của Bộ Tài chính và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính được quy định tại Thông tư 179.


Đỗ Lê Thùy Trang
(Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)