- Hỏi: Tôi là người được thi hành án trong một vụ án dân sự. Nhưng khi chuẩn bị thi hành án, tôi được biết, người phải thi hành án đang làm thủ tục sang tên căn nhà. Nhiều người khuyên tôi báo cho cơ quan thi hành án để yêu cầu đình chỉ vụ mua bán này vì có dấu hiệu tẩu tán tài sản. Xin hỏi, tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?
- Hỏi: Tôi là người được thi hành án trong một vụ án dân sự. Nhưng khi chuẩn bị thi hành án, tôi được biết, người phải thi hành án đang làm thủ tục sang tên căn nhà. Nhiều người khuyên tôi báo cho cơ quan thi hành án để yêu cầu đình chỉ vụ mua bán này vì có dấu hiệu tẩu tán tài sản. Xin hỏi, tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?
Trần Thị Thu Hà (Vĩnh Hải, Nha Trang)
Trả lời: Theo Điều 66 Luật Thi hành án dân sự, chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm (BPBĐ) thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng BPBĐ thi hành án, chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng BPBĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng BPBĐ không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPBĐ hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Theo Điều 69 về việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, hình thức này chỉ áp dụng khi cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản. Như vậy, nếu có căn cứ cho rằng việc mua bán tài sản của người phải thi hành án là nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì bà có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp ngăn chặn nhưng phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình.
Luật gia MINH HƯƠNG