05:11, 19/11/2012

Không hoàn thành trách nhiệm giám hộ sẽ bị phạt

- Hỏi: Năm 2008, vợ chồng chị tôi (sống ở Thái Bình) chẳng may bị tai nạn giao thông qua đời. Khi anh chị mất để lại một cơ sở làm ăn khá phát đạt và một số tài sản khá lớn. Con của anh chị (cháu gọi tôi bằng dì ruột) lúc ấy còn quá nhỏ (9 tuổi) nên được giao cho bác ruột (là anh của bố cháu) giám hộ. Vừa rồi tôi ra thăm cháu thì mới biết cháu đã bỏ học đi lang thang vì bị đối xử tệ hại.

- Hỏi: Năm 2008, vợ chồng chị tôi (sống ở Thái Bình) chẳng may bị tai nạn giao thông qua đời. Khi anh chị mất để lại một cơ sở làm ăn khá phát đạt và một số tài sản khá lớn. Con của anh chị (cháu gọi tôi bằng dì ruột) lúc ấy còn quá nhỏ (9 tuổi) nên được giao cho bác ruột (là anh của bố cháu) giám hộ. Vừa rồi tôi ra thăm cháu thì mới biết cháu đã bỏ học đi lang thang vì bị đối xử tệ hại. Tài sản của cha mẹ cháu để lại đã bị người bác gán nợ vì đánh bạc. Tôi muốn đưa cháu về để chăm sóc có được không? Pháp luật có xử lý những người giám hộ không hoàn thành trách nhiệm của mình?

Hoàng Thị Lài (Phước Long, Nha Trang)

- Trả lời: Theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì người giám hộ phải có nghĩa vụ quản lý tài sản của người giám hộ như tài sản của mình. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát người giám hộ. Trong trường hợp bà trình bày, rõ ràng người bác đã không hoàn thành trách nhiệm giám hộ của mình. Vì thế bà có quyền yêu cầu thay người giám hộ căn cứ theo khoản c Điều 70 Bộ Luật Dân sự. Vì bà là dì ruột nên thuộc đối tượng giám hộ đương nhiên. Để thay đổi người giám hộ, bà cần trình bày với UBND cấp xã nơi cháu cư trú để được giải quyết. Khi thay đổi người giám hộ, người bác phải bàn giao tài sản của cháu theo quy định của pháp luật. Nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng pháp luật dân sự.

Trong trường hợp người bác đó bỏ rơi cháu mình (người được giám hộ), tức là bỏ mặc cho cháu tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, để cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì còn bị xử phạt hành chính theo Nghị định 114/CP ngày 3-8-2006 quy định xử phạm hành chính về dân số và trẻ em. Mức phạt tiền có thể từ 5 đến 10 triệu đồng.

Luật gia MINH HƯƠNG