08:11, 15/11/2012

Có quyền tự ý định đoạt tài sản chung?

Hỏi: Ba mẹ tôi để lại cho 2 anh em tôi một căn nhà. Vì giá trị căn nhà khá lớn nên chúng tôi quyết định đấy là tài sản chung của 2 người và đã được cấp sổ đứng tên 2 người.

Hỏi: Ba mẹ tôi để lại cho 2 anh em tôi một căn nhà. Vì giá trị căn nhà khá lớn nên chúng tôi quyết định đấy là tài sản chung của 2 người và đã được cấp sổ đứng tên 2 người. Anh tôi vì nợ nần nên muốn bán nhà nhưng tôi quyết không đồng ý vì muốn giữ lại từ đường nên giữa chúng tôi xảy ra mâu thuẫn. Thế nhưng, sau đó anh tôi đã gán phần sở hữu của mình cho chủ nợ với giá rẻ mạt. Hiện họ đang gây áp lực buộc tôi bán căn nhà để lấy tiền. Xin hỏi anh tôi có quyền bán nhà không? Tôi có thể làm gì để giữ lại căn nhà?

Trần Thị Liễu (Vĩnh Hải, Nha Trang)

Trả lời: Theo quy định về sở hữu chung tại Điều 223 Bộ Luật Dân sự, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp anh bà bán phần quyền sở hữu của mình thì bà được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bà nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không mua thì anh bà mới có quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, bà có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Vậy bà có quyền yêu cầu Tòa án xem xét vụ việc của mình theo quy định trên.

Luật gia MINH HƯƠNG