Ngày 1-7-2016 tới đây, Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2015, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Tại Điều 317, quy định các tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có chế tài xử phạt người vi phạm các quy định về việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, ....
Ngày 1-7-2016 tới đây, Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2015, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Tại Điều 317, quy định các tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có chế tài xử phạt người vi phạm các quy định về việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm, sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Đặc biệt, đối với một số tình tiết nghiêm trọng, có tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể lên tới 20 năm tù giam, thay vì chỉ bị phạt hành chính như trước đây.
Bao bì một gói thuốc tạo nạc được bán công khai trên thị trường |
Theo đó, chỉ cần sử dụng chất cấm là đã có thể bị phạt tiền rất nặng, có tình tiết tăng nặng, nghiêm trọng sẽ bị phạt tù; ngoài ra, còn điều chỉnh nhiều hành vi như: sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng...
Đây có thể được coi như một đột phá trong cuộc chiến với vấn nạn thực phẩm “bẩn” đang diễn ra hàng ngày, gây lo lắng, bất an trong cộng đồng thời gian qua.
Số liệu từ kết quả kiểm tra liên ngành giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và chính quyền các địa phương trong năm 2014 và 2015 cho thấy, có đến 9.140kg Salbutamol (chất dùng tạo nạc trong chăn nuôi, nhưng có khả năng gây tác hại với cơ thể người) được nhập khẩu để sản xuất dược phẩm, nhưng có đến 6.268kg chất này được dùng trong chăn nuôi nhằm tạo lợn siêu nạc.
T.A (Tổng hợp)