- Hỏi: Công ty nơi tôi làm việc bị mất cắp hàng hóa. Tuy không có bằng chứng gì nhưng công ty nghi ngờ tôi, mời tôi làm việc nhiều lần nhưng tôi cương quyết phủ nhận. Hiện lãnh đạo công ty đang cho tôi tạm nghỉ và sắp đến sẽ sa thải tôi. Công ty làm như thế có đúng? Trong thời gian tạm nghỉ, tiền lương của tôi tính thế nào?
- Hỏi: Công ty nơi tôi làm việc bị mất cắp hàng hóa. Tuy không có bằng chứng gì nhưng công ty nghi ngờ tôi, mời tôi làm việc nhiều lần nhưng tôi cương quyết phủ nhận. Hiện lãnh đạo công ty đang cho tôi tạm nghỉ và sắp đến sẽ sa thải tôi. Công ty làm như thế có đúng? Trong thời gian tạm nghỉ, tiền lương của tôi tính thế nào?
Nguyễn Chí Thành (Cam Lâm, Khánh Hòa)
- Trả lời: Theo quy định tại Điều 92 của Bộ Luật Lao động thì công ty có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động (NLĐ) khi xét thấy vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 3 tháng. Trong thời gian đó, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Theo Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động muốn sa thải NLĐ phải có căn cứ pháp luật. Đó là những trường hợp NLĐ:
- Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
- Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Như vậy, nếu không có căn cứ thì công ty không thể sa thải ông.
Luật gia MINH HƯƠNG