11:01, 30/01/2012

Thông tin phản ánh là có cơ sở

Báo Khánh Hòa số 3499 ngày 18-12-2011 có bài phóng sự “Khánh Sơn - Rừng xanh lại bị rút ruột” phản ánh tình trạng khai thác go trái phép ở khu vực rừng Hòn Gầm (xa Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa).

Báo Khánh Hòa số 3499 ngày 18-12-2011 có bài phóng sự “Khánh Sơn - Rừng xanh lại bị rút ruột” phản ánh tình trạng khai thác go trái phép ở khu vực rừng Hòn Gầm (xa Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa). Sau khi báo phát hành, ngày 22-12-2011, UBND tỉnh có Công văn số 7015/UBND-KT chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) kiểm tra, báo cáo về nội dung phản ánh trên báo Khánh Hòa. Ngày 10-1-2012, Sở NN-PTNT có Công văn số 36/SNN-KL về kết quả kiểm tra…

: Một góc hiện trường phá rừng ở khu vực Hòn Gầm (ảnh chụp ngày 13-12-2011).
Một góc hiện trường phá rừng ở khu vực Hòn Gầm (ảnh chụp ngày 13-12-2011).

Ngày 26-12-2011, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (KL) đa thành lập tổ kiểm tra hiện trường rừng bị khai thác trái phép tại Hòn Gầm; thành phần gồm Chi cục KL, Hạt KL Khánh Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Khánh Sơn, UBND xa Ba Cụm Nam. Sau khi kiểm tra thực địa, tổ kiểm tra đa xác định, khu vực rừng bị tác động thuộc lô 1, khoảnh 5, tiểu khu 294. Đây là khu vực được quy hoạch rừng sản xuất thuộc lâm phần quản lý của Ban QLRPH Khánh Sơn. Tại khu vực kiểm tra, tổ kiểm tra phát hiện 8 gốc go (nhiều hơn 1 gốc so với phản ánh của Báo) mới bị khai thác. Các loại go bị khai thác gồm: giẻ đỏ, trâm tía, lim xẹt, trám trắng. Ngoài ra, trên tuyến đường mà tổ kiểm tra đi còn phát hiện một số gốc cây khác đa bị chặt hạ từ lâu. Từ đó, tổ kiểm tra nhận xét: Toàn bộ khu vực rừng bị xâm hại trên thuộc trạng thái rừng IIB (rừng phục hồi sau khai thác kiệt); các cây go bị khai thác thuộc dạng go trung bình, go nhỏ, đường kính bình quân 16cm, chiều cao bình quân 12m. Các đối tượng khai thác chủ yếu nhằm vào các loại cây có đường kính lớn. Phương thức khai thác chủ yếu sử dụng cưa máy chặt hạ, cưa bổ thành hộp. Do địa hình hiểm trở nên việc vận chuyển chủ yếu bằng súc vật kéo từ rừng ra đường bộ theo hướng về thôn Hòn Gầm để tiếp tục vận chuyển bằng xe cơ giới. Trên tuyến đường kéo go, các đối tượng đa bắc một cây cầu để vận chuyển qua gộp đá có kích thước 5x1m. Đoàn kiểm tra đa phá hủy cây cầu này. Đánh giá về mức độ xâm hại rừng trong khu vực kiểm tra, đoàn nhận thấy: thông tin phản ánh trên báo Khánh Hòa về việc khai thác rừng trái phép ở khu vực Hòn Gầm là có cơ sở. Tuy nhiên, quy mô khai thác mang tính nhỏ lẻ, thủ công. Qua xác minh một số đối tượng xâm hại rừng từ UBND xa Ba Cụm Nam, tổ kiểm tra nhận thấy, đối tượng khai thác và vận chuyển go trái phép là người địa phương và một số người dân cư trú tại xa Cam Phước Tây (huyện Cam Lâm). UBND xa Ba Cụm Nam đa thống kê được 9 đối tượng với 9 máy cưa và 23 con bò chuyên đi lĩa go.

Nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc để xảy ra tình trạng trên là do: Hạt KL Khánh Sơn chưa tập trung lực lượng mạnh, chưa phối hợp tốt với các lực lượng chủ rừng, chính quyền xa để tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn. Công chức Hạt KL địa bàn chưa nắm chắc dien biến tình hình khai thác rừng trái phép tại địa bàn để tham mưu cho UBND xa, Hạt KL để ngăn chặn hiệu quả. Ban QLRPH Khánh Sơn chưa tổ chức lực lượng bảo vệ đủ mạnh để kiểm tra trên lâm phần được giao. UBND xa Ba Cụm Nam chưa chỉ đạo tích cực tổ chống phá rừng xa trong việc kiểm tra, ngăn chặn các đối tượng khai thác rừng trái phép tại địa phương; có biểu hiện làm ngơ trước các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại địa phương cho dù đa nắm khá chắc chắn danh sách đối tượng thường xuyên tham gia khai thác rừng trái phép.

Tổ kiểm tra cung đa đề xuất một số giải pháp cụ thể cần triển khai ngay để ngăn chặn nạn khai thác rừng trái phép tại khu vực Hòn Gầm. Qua báo cáo của tổ kiểm tra, Sở NN-PTNT nhận thấy: Rừng trong khu vực trên đa được giao cho Ban QLRPH Khánh Sơn, nên cơ quan này phải chủ động và có giải pháp quản lý, bảo vệ bằng lực lượng của mình. Chủ rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, tỉnh về việc rừng bị xâm hại. Lực lượng KL phải tăng cường kiểm tra tại rừng, hướng dan, ho trợ lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, đồng thời tham mưu cho UBND huyện, xa chỉ đạo lực lượng liên ngành truy quét, ngăn chặn các điểm nổi cộm về phá rừng.

Như vậy, sau thông tin của Báo Khánh Hòa, các cơ quan chức năng đa vào cuộc để làm ro và tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan. Hy vọng, thời gian tới, rừng Khánh Sơn nói riêng và rừng trên địa bàn tỉnh nói chung se được quản lý, bảo vệ chặt che hơn để không xảy ra những vụ việc đáng tiếc như đa nêu.

TỔ P.V