- Hỏi: Hiện nay, tôi thấy người dân chơi huê rất nhiều. Những người chủ huê, bằng uy tín, đã huy động một số tiền rất lớn để làm ăn, kinh doanh. Hình thức chơi huê cũng giống như kinh doanh tiền tệ. Tôi nghĩ, chỉ có các tổ chức tín dụng mới có chức năng kinh doanh tiền tệ, vì nếu để cá nhân kinh doanh tiền tệ thì hậu quả sẽ khó lường. Xin hỏi Nhà nước có quy định nào cho phép chơi huê?
- Hỏi: Hiện nay, tôi thấy người dân chơi huê rất nhiều. Những người chủ huê, bằng uy tín, đã huy động một số tiền rất lớn để làm ăn, kinh doanh. Hình thức chơi huê cũng giống như kinh doanh tiền tệ. Tôi nghĩ, chỉ có các tổ chức tín dụng mới có chức năng kinh doanh tiền tệ, vì nếu để cá nhân kinh doanh tiền tệ thì hậu quả sẽ khó lường. Xin hỏi Nhà nước có quy định nào cho phép chơi huê?
Phạm Thị Bảy (chợ Xóm Mới, Nha Trang)
- Trả lời: Đúng là chỉ có những tổ chức tín dụng được thành lập theo quy định pháp luật mới được kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, hình thức chơi huê (ở các miền khác nhau còn có tên gọi khác như hụi, phường, biêu, họ) không phải là hình thức kinh doanh tiền tệ và được pháp luật cho phép. Việc cá nhân đứng ra tổ chức chơi huê (huy động tiền, tài sản của các thành viên) ngoài việc được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự thì còn được quy định tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27-11-2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường. Theo Nghị định này, Nhà nước cho phép hình thức này nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân, đồng thời nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Quy định này quy định khá chặt chẽ về nội dung và các hình thức chơi huê. Tuy nhiên, trong phần lãi suất thì Nghị định không quy định rõ mức trần lãi suất mà đó là quyền của các thành viên.
Luật gia Minh Hương