Hỏi: Tôi mua bộ bàn ghế trẻ em cho con tôi ngồi học. Không ngờ khi cháu ngồi thì phần chân (lắp ráp) bị tuột ốc khiến cháu ngã và bị chấn thương. Tôi có khiếu nại đến cửa hàng bán bộ bàn ghế thì ở đây nói đó là lỗi của tôi vì không kiểm tra khi mua hàng; tôi liên hệ với công ty sản xuất, họ cũng làm ngơ. Xin hỏi pháp luật có quy định trách nhiệm của ai trong những trường hợp tương tự không?
Hỏi: Tôi mua bộ bàn ghế trẻ em cho con tôi ngồi học. Không ngờ khi cháu ngồi thì phần chân (lắp ráp) bị tuột ốc khiến cháu ngã và bị chấn thương. Tôi có khiếu nại đến cửa hàng bán bộ bàn ghế thì ở đây nói đó là lỗi của tôi vì không kiểm tra khi mua hàng; tôi liên hệ với công ty sản xuất, họ cũng làm ngơ. Xin hỏi pháp luật có quy định trách nhiệm của ai trong những trường hợp tương tự không?
Hoàng Thị Mai (Phước Tân, Nha Trang)
Trả lời: Theo Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật (trừ trường hợp trình độ khoa học không thể phát hiện khuyết tật).
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, bà có thể yêu cầu cơ quan sản xuất hoặc cửa hàng bán hàng hóa đó bồi thường, nếu họ không chịu thì có thể nhờ Tòa án giải quyết.
Luật gia MINH HƯƠNG