10:07, 31/07/2011

Vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Hỏi: Xin cho biết những hành vi nào được coi là vi phạm thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động?

 

- Hỏi: Xin cho biết những hành vi nào được coi là vi phạm thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động (NLĐ)?

Nguyễn Mai Lan (Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hòa)

- Trả lời: Nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau thì coi là vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

- Buộc NLĐ làm việc quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần, hoặc buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với NLĐ chưa thành niên, người tàn tật;

- Không giảm thời gian làm việc cho NLĐ làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa;

- Không chuyển làm việc nhẹ hơn hoặc không giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày đối với NLĐ nữ làm công việc nặng nhọc có thai đến tháng thứ 7;

- Không rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc không áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu của NLĐ cao tuổi;

- Không bố trí để NLĐ nghỉ nửa giờ được tính vào giờ làm việc đối với NLĐ làm việc 8 giờ liên tục;

- Không bố trí để NLĐ làm ca đêm nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút được tính vào giờ làm việc;

- Không bố trí để NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác;

- Không bố trí để NLĐ nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) cho mỗi tuần làm việc hoặc bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày đối với trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần;

- Không bố trí để NLĐ nghỉ làm việc vào những ngày lễ, Tết theo quy định;

- Không bố trí để NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động nghỉ hàng năm hoặc nghỉ vì việc riêng theo quy định.

Luật gia MINH HƯƠNG