- Hỏi: Cha mẹ tôi để lại nhà đất cho 6 chị em chúng tôi. Nay chúng tôi không muốn chia đất mà muốn bán để chia tiền cho dễ. Chúng tôi thống nhất sẽ để chị tôi đứng tên để làm sổ đỏ rồi mới chuyển nhượng. Nếu tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên, sau này chị tôi nói đó là tài sản của chị tôi rồi tự định đoạt, có được không?
Nguyễn Thị Bé Năm
(Vĩnh Trường, Nha Trang)
- Hỏi: Cha mẹ tôi để lại nhà đất cho 6 chị em chúng tôi. Nay chúng tôi không muốn chia đất mà muốn bán để chia tiền cho dễ. Chúng tôi thống nhất sẽ để chị tôi đứng tên để làm sổ đỏ rồi mới chuyển nhượng. Nếu tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên, sau này chị tôi nói đó là tài sản của chị tôi rồi tự định đoạt, có được không?
Nguyễn Thị Bé Năm
(Vĩnh Trường, Nha Trang)
- Trả lời: Theo quy định, trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, khi cấp Giấy chứng nhận (GCN) chưa phân chia thừa kế cho từng người thì Nhà nước sẽ cấp một GCN cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế. Việc cử người đại diện ghi tên vào GCN phải bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). Trên GCN ghi thông tin của người đại diện theo quy định nhưng sẽ ghi chú thêm: “là người đại diện của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.
Do đó, để đảm bảo tính pháp lý, chị em bà nên thực hiện việc ủy quyền theo quy định (trên) để tránh mọi rắc rối có thể nảy sinh về sau. Việc ủy quyền không đủ cơ sở pháp lý để chị bà có thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung.
Luật gia MINH HƯƠNG