Hỏi: Năm 2003, Quốc hội ban hành Luật Bầu cử đại biểu HĐND; đến năm 2009 lại tiếp tục sửa đổi. Xin hỏi, những nội dung sửa đổi và mục đích của việc sửa đổi?
Hoàng Văn Hùng (Nha Trang)
- Hỏi: Năm 2003, Quốc hội ban hành Luật Bầu cử đại biểu HĐND; đến năm 2009 lại tiếp tục sửa đổi. Xin hỏi, những nội dung sửa đổi và mục đích của việc sửa đổi?
Hoàng Văn Hùng (Nha Trang)
- Trả lời: Về cơ bản, Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 vẫn khá hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc nhỏ ảnh hưởng đến công tác bầu cử. Vì thế, Quốc hội phải sửa đổi luật. Ngoài những nội dung sửa đổi về hình thức, tổ chức, Luật sửa đổi tập trung vào những vướng mắc chính sau:
- Theo luật cũ, Tổ bầu cử phải gửi biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu khác về bầu cử tới Ban bầu cử, UBND và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Trong khi đó, phiếu bầu chỉ có một bản. Vì vậy, luật mới phải sửa lại.
- Về thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu HĐND, theo luật cũ thì thời điểm đó là sau khi công bố kết quả. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi công bố Tổ bầu cử còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề.
- Luật Bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 chưa quy định rõ Hội đồng bầu cử phải trình cơ quan có thẩm quyền nào xem xét, quyết định việc hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm, gây khó khăn trong thực hiện.
Cùng với một số bất cập của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND là để điều chỉnh những vấn đề còn vướng mắc, bảo đảm công tác tổ chức bầu cử được thuận lợi.
Luật gia MINH HƯƠNG