02:09, 08/09/2010

Có biên chế có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

- Hỏi: Theo Điều 2 Nghị định 116/CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ thì tôi là một viên chức Nhà nước, đã có hơn 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không thuộc diện giao kết hợp đồng. Tôi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)? Nếu tham gia thì tôi được hưởng quyền lợi gì?

Ngô Huy Bình (2B Thủy Xưởng, Nha Trang)

- Hỏi: Theo Điều 2 Nghị định 116/CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ thì tôi là một viên chức Nhà nước, đã có hơn 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội và không thuộc diện giao kết hợp đồng. Tôi có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)? Nếu tham gia thì tôi được hưởng quyền lợi gì?

Ngô Huy Bình (2B Thủy Xưởng, Nha Trang)

- Trả lời: Theo Điều 3 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN thì người lao động có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ cũng là đối tượng tham gia BHTN. Do đó, ông thuộc dạng được tham gia BHTN. Theo quy định, hàng tháng ông phải đóng 1% lương. Nếu tham gia trên 12 tháng thì có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Ngoài trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.

Luật gia MINH HƯƠNG