11:06, 03/06/2010

Xe hỏng trước khi nhận, ai chịu?

- Hỏi: Do nhu cầu làm ăn, tôi mua một chiếc xe vận tải nhỏ của người anh vợ ở TP. Hồ Chí Minh. Hai bên đã làm hợp đồng sang tên. Tôi đã trả tiền và xe cũng đã sang tên tôi. Tuy nhiên, do chưa đến thời điểm cần sử dụng nên tôi vẫn để anh vợ tôi chạy xe 2 tháng. Tuy nhiên mới đây, khi tôi nhận xe thì thấy có rất nhiều trục trặc, mang đi sửa thì được biết xe chiếc xe bị hỏng khá nặng. Tôi buộc anh vợ tôi chịu chi phí sửa nhưng anh không chịu và nói, xe đã bán cho tôi thì tôi phải chịu. Xin hỏi vậy có đúng?

- Hỏi: Do nhu cầu làm ăn, tôi mua một chiếc xe vận tải nhỏ của người anh vợ ở TP. Hồ Chí Minh. Hai bên đã làm hợp đồng sang tên. Tôi đã trả tiền và xe cũng đã sang tên tôi. Tuy nhiên, do chưa đến thời điểm cần sử dụng nên tôi vẫn để anh vợ tôi chạy xe 2 tháng. Tuy nhiên mới đây, khi tôi nhận xe thì thấy có rất nhiều trục trặc, mang đi sửa thì được biết xe chiếc xe bị hỏng khá nặng. Tôi buộc anh vợ tôi chịu chi phí sửa nhưng anh không chịu và nói, xe đã bán cho tôi thì tôi phải chịu. Xin hỏi vậy có đúng?

HOÀNG VĂN NGHĨA (Diên Hòa, Cam Lâm, Khánh Hòa)

- Trả lời: Trong một hợp đồng mua bán tài sản, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cũng như thời điểm chịu rủi ro là mốc rất quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên. Theo quy định pháp luật, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản phải có đăng ký là thời điểm hoàn thành các thủ tục về sang tên. Trong trường hợp này, do chiếc xe đã sang tên ông thì nó thuộc về sở hữu của ông. Mặt khác, Luật Dân sự cũng quy định rất rõ về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản. Theo khoản 2, Điều 440 Bộ Luật Dân sự, đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.

Như vậy, kể từ khi hoàn thành thủ tục sang tên thì ông đã chịu rủi ro đối với tài sản. Vì thế, nếu có hỏng hóc phát sinh kể từ thời điểm đó thì ông phải chịu nếu ông và anh vợ không có thỏa thuận gì khác. Do vậy, ông cần xem xét lại việc khi để cho anh vợ sử dụng xe thêm 2 tháng đó, ông có thỏa thuận gì về trách nhiệm về việc bảo quản chiếc xe đó hay không. Nếu không thì ông vẫn phải hoàn toàn chịu mọi phí tổn để sửa xe.

Luật gia MINH HƯƠNG