04:05, 06/05/2010

Phải chứng minh nguồn gốc căn nhà

- Hỏi: Chú tôi có mua một căn nhà từ năm 1971, ở với vợ và mẹ vợ. Năm 1973, mẹ vợ của chú tôi mất. Năm 1990, vợ chú tôi mất và để lại 3 đứa con. Nay chú tôi muốn hợp thức hóa căn nhà và đứng tên một mình. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ, UBND phường yêu cầu phải có văn bản phân chia di sản thừa kế mới giải quyết. Đây là tài sản riêng của chú tôi, tại sao phải làm biên bản phân chia di sản thừa kế? Yêu cầu của UBND phường có đúng?

- Hỏi: Chú tôi có mua một căn nhà từ năm 1971, ở với vợ và mẹ vợ. Năm 1973, mẹ vợ của chú tôi mất. Năm 1990, vợ chú tôi mất và để lại 3 đứa con. Nay chú tôi muốn hợp thức hóa căn nhà và đứng tên một mình. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ, UBND phường yêu cầu phải có văn bản phân chia di sản thừa kế mới giải quyết. Đây là tài sản riêng của chú tôi, tại sao phải làm biên bản phân chia di sản thừa kế? Yêu cầu của UBND phường có đúng?

Hồ Thị Kiều Vỹ Loan
(84/8/3 Hùng Vương, Lộc Thọ, Nha Trang)

- Trả lời: Trước đây, theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, tài sản của vợ chồng tạo lập trong quá trình hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Cho nên, nếu vợ chết thì chồng và các con (nếu cha mẹ 2 bên đều đã mất) được thừa kế phần di sản của vợ, tức là 1/2 căn nhà đó. Trong trường hợp bà hỏi, chú bà phải chứng minh được căn nhà đó là tài sản riêng của mình trước khi kết hôn, lúc đó mới không phát sinh quan hệ thừa kế khi vợ của ông ấy chết. Nếu ông ấy không chứng minh được thì coi như căn nhà đó là tài sản chung của vợ chồng, nên yêu cầu của chính quyền địa phương là đúng.

Vậy chú của bà cần xem xét các giấy tờ còn lưu, đối chiếu với thời điểm kết hôn để xác định nguồn gốc căn nhà. Nếu đúng là tài sản riêng thì ông có quyền yêu cầu cơ quan địa phương giải quyết, nếu không được thì có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu UBND thành phố giải quyết.

Luật gia MINH HƯƠNG