08:02, 28/02/2010

Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

- Hỏi: Giáo viên đang thử việc, làm trong phòng thí nghiệm ở một trường công lập có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi? Mức hưởng như thế nào?

- Hỏi: Giáo viên đang thử việc, làm trong phòng thí nghiệm ở một trường công lập có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi? Mức hưởng như thế nào?

K.A (huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa)

- Trả lời: Theo Thông tư số 01/TTLB ngày 23-1-2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, các đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi gồm: Nhà giáo (kể cả những người đang thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; nhà giáo (kể cả những người đang thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định.

Có 6 mức phụ cấp ưu đãi:

            - Mức 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, trường bồi dưỡng của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng…, các trường chính trị của tỉnh, thành phố (trừ nhà giáo dạy trong các trường, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn chính trị).

            - Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang dạy tại trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm… ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

            - Mức 40% áp dụng đối với nhà giáo dạy tại các trường, khoa sư phạm; dạy môn chính trị.

            - Mức 45% áp dụng đối với nhà giáo dạy môn Khoa học Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

            - Mức 50% áp dụng đối với nhà giáo dạy mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

P.B.Đ