10:04, 24/04/2016

Giá vàng hôm nay (24/4): Giá vàng trong nước sụt giảm

Giá vàng hôm nay (24/4) sụt giảm tại thị trường trong nước. Dự báo giá vàng trong tuần tới sẽ biến động bất thường.

Giá vàng hôm nay (24/4) sụt giảm tại thị trường trong nước. Dự báo giá vàng trong tuần tới sẽ biến động bất thường.


Theo tin tức cập nhật mới nhất, giá vàng trong nước hôm nay (24/4) đảo chiều sụt giảm, hiện đã quay về sát mốc ghi nhận trong phiên đầu tuần.

Cụ thể, giá vàng SJC hôm nay tại thị trường Hà Nội duy trì giao dịch quanh mức 33,12 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 33,39 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Giá vàng SJC giao dịch tại thị trường TP.HCM niêm yết tại mức 33,12 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 33,37 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

 

Giá vàng trong nước giảm nhẹ
Giá vàng trong nước giảm nhẹ



Tin nhanh, giá vàng SJC tại tập đoàn Doji tại Hà Nội và TP.HCM cùng giao dịch ở mức 33,24 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra ở mức 33,32 triệu đồng/lượng.


Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch tại một số ngân hàng như VietinBank Gold là 33,19 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,42 triệu đồng/lượng (bán ra); TPBank Gold là 33,24 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,32 triệu đồng/lượng (bán ra).


Chốt phiên cuối tuần 22/4, giá vàng thế giới giao tháng 6/2016 giảm 20,3 USD (1,63%) xuống 1.230 USD/ounce, do sự tăng giá của đồng USD. Các nhà phân tích nhận định giới giao dịch đang chờ đợi cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 26-27/4 tới.


Diễn biến của giá vàng thế giới thời gian qua thể hiện sự giằng co dữ dội và rất khó dự đoán. Cuộc khảo sát của Kitco cho thấy số người kỳ vọng vàng tăng vẫn cao, 72% cho biết họ hi vọng vàng sẽ tăng lên cao hơn vào tuần tới. 19% dự đoán vàng sẽ giảm, 10% còn lại có quan điểm trung lập về giá vàng.


Theo đánh giá của Sean Lusk, Giám đốc bảo hiểm tại Walsh Trading, nếu giá vàng tuần tới có thể loanh quanh ở mức 1.228 USD/ounce trước cuộc họp của FED thì sẽ là một tín hiệu tốt. Còn biên tập viên Richard Baker của Eureka Miner lại nhìn nhận giá vàng mắc kẹt giữa những tác động từ chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản với những động thái về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ.

 

Theo nguoiduatin